|
3.7. Câu hỏi Pháp luật chung – Thiết kế xây dựng công trình – Công trình Thủy lợi, đê điều – Hạng I |
|
1 |
Các hoạt động đầu tư xây dựng chịu sự điều chỉnh của pháp luật nào dưới đây? |
d |
a. Pháp luật về xây dựng |
b. Pháp luật về xây dựng và pháp luật về đầu tư công |
c. Pháp luật về xây dựng và pháp luật về đấu thầu |
d. Pháp luật về xây dựng và pháp luật khác có liên quan |
2 |
Theo quy định của pháp luật về xây dựng, hoạt động xây dựng gồm các công việc nào dưới đây? |
d |
a. Lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát xây dựng |
b. Thiết kế xây dựng, thi công xây dựng, giám sát xây dựng, quản lý dự án, lựa chọn nhà thầu, nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng |
c. Bảo hành, bảo trì công trình xây dựng và hoạt động khác có liên quan đến xây dựng công trình |
d. Các công việc nêu tại điểm a, b và c |
3 |
Dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ODA thì thực hiện theo quy định nào? |
c |
a. Theo quy định của Hiệp định vay vốn mà Việt Nam ký kết với tổ chức cho vay |
b. Theo pháp luật về xây dựng |
c. Theo quy định của Hiệp định vay vốn mà Việt Nam ký kết với tổ chức cho vay, các quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật khác liên quan |
d. Theo quy định của Hiệp định vay vốn mà Việt Nam ký kết với tổ chức cho vay và các quy định của pháp luật về xây dựng |
4 |
Việc áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong hoạt động đầu tư xây dựng phải tuân thủ theo những nguyên tắc nào? |
d |
a. Tuân thủ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia |
b. Tiêu chuẩn được viện dẫn trong quy chuẩn kỹ thuật hoặc văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan |
c. Tiêu chuẩn được áp dụng trong hoạt động đầu tư xây dựng theo nguyên tắc tự nguyện |
d. Tất cả các quy định tại a, b và c |
5 |
Việc giám sát đánh giá đầu tư đối với các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công căn cứ vào các quy định nào? |
d |
a. Pháp luật về xây dựng |
b. Pháp luật về đầu tư công |
c. Pháp luật về đầu tư công và pháp luật về xây dựng |
d. Pháp luật về đầu tư công, pháp luật về xây dựng và pháp luật khác có liên quan |
6 |
Những chủ thể nào bắt buộc phải mua bảo hiểm công trình trong thời gian thi công xây dựng đối với công trình có ảnh hưởng đến an toàn cộng đồng, môi trường, công trình có yêu cầu kỹ thuật đặc thù, điều kiện thi công xây dựng phức tạp ? |
a |
a. Chủ đầu tư xây dựng công trình |
b. Nhà thầu thi công xây dựng công trình |
c. Nhà thầu tư vấn thiết kế xây dựng công trình |
d. Cả 3 chủ thể nêu tại a, b và c |
7 |
Nội dung nào sau đây là đúng quy định về trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng? |
c |
a. Chủ đầu tư mua bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng đối với công trình có ảnh hưởng đến an toàn cộng đồng, môi trường, công trình có yêu cầu kỹ thuật đặc thù, điều kiện thi công xây dựng phức tạp; |
b. Nhà thầu tư vấn mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng đối với công việc khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng của công trình xây dựng từ cấp II trở lên; |
c. Cả nội dung a và b đều đúng |
d. Các nội dung trên đều sai |
8 |
Dự án đầu tư xây dựng được phân thành loại và nhóm A, B, C đối với các nguồn vốn nào? |
d |
a. Nguồn vốn đầu tư công |
b. Nguồn vốn nhà nước ngoài đầu tư công |
c. Nguồn vốn khác không phải nguồn vốn nêu tại điểm a và b |
d. Tất cả các nguồn vốn nêu tại điểm a, b và c. |
9 |
Đối với công trình cấp II và cấp III, quy định về thời gian thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở của cơ quan chuyên môn về xây dựng tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ như thế nào là đúng sau đây ? |
b |
a. Không quá 40 ngày |
b. Không quá 30 ngày |
c. Không quá 25 ngày |
d. Không quá 20 ngày |
10 |
Theo quy định của pháp luật về xây dựng, những công tác gì được liệt kê dưới đây thuộc giai đoạn chuẩn bị dự án ? |
d |
a. Quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư |
b. Lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng |
c. Xin cấp phép xây dựng |
d. Bao gồm công tác a và b |
11 |
Theo quy định của pháp luật về xây dựng, công tác nào sau đây ở giai đoạn thực hiện dự án ? |
d |
a. Thanh toán khối lượng xây lắp hoàn thành |
b. Giám sát thi công xây dựng; |
c. Vận hành, chạy thử; nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng |
d. Tất cả các công tác trên |
12 |
Theo quy định của pháp luật về xây dựng, công trình xây dựng được phân cấp phục vụ quản lý hoạt động đầu tư xây dựng trên cơ sở các căn cứ nào? |
a |
a. Quy mô, mức độ quan trọng, thông số kỹ thuật của công trình |
b. Thời hạn sử dụng, vật liệu |
c. Yêu cầu xây dựng công trình |
d. Tất cả các căn cứ trên |
13 |
Việc phân loại công trình xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng trên cơ sở tiêu chí nào? |
a |
a. Theo tính chất kết cấu và công năng sử dụng công trình |
b. Theo kiến trúc công trình |
c. Do người quyết định đầu tư quy định |
d. Do chủ đầu tư quy định |
14 |
Những dự án đầu tư xây dựng nào có thể được phân chia thành các dự án thành phần hoặc phân kỳ đầu tư để quản lý thực hiện như một dự án độc lập? |
b |
a. Dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A |
b. Khi mỗi dự án thành phần có thể vận hành, khai thác độc lập |
c. Dự án nhóm B, C |
d. Cả 3 phương án a, b và c |
15 |
Dự án đầu tư xây dựng phải đáp ứng các yêu cầu nào dưới đây? |
d |
a. Phù hợp với quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất tại địa phương nơi có dự án đầu tư xây dựng |
b. Có phương án công nghệ và phương án thiết kế xây dựng phù hợp |
c. Bảo đảm chất lượng, an toàn trong xây dựng và bảo vệ môi trường |
d. Cả 3 phương án trên |
16 |
Các dự án đầu tư xây dựng có quy mô nhóm nào yêu cầu phải lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi để trình cấp có thẩm quyền quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư? |
d |
a. Dự án quan trọng quốc gia, |
b. Dự án PPP theo quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư |
c. Dự án nhóm A sử dụng vốn đầu tư công |
d. Cả 3 phương án trên |
17 |
Trừ trường hợp người quyết định đầu tư có yêu cầu lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, dự án đầu tư xây dựng công trình chỉ cần yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng gồm trường hợp nào sau đây? |
c |
a. Dự án đầu tư xây dựng sử dụng cho mục đích tôn giáo |
b. Dự án đầu tư xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng (không bao gồm tiền sử dụng đất); |
c. Cả trường hợp a và b |
d. Không bao gồm a và b |
18 |
Đối với dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công, cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định đối với dự án nào sau đây ? |
c |
a. Dự án từ nhóm B trở lên; |
b. Dự án có công trình ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng thuộc chuyên ngành quản lý; |
c. Đáp án a và b đúng |
d. Các dự án trên địa bàn phụ trách |
19 |
Đối với dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu tư công, cơ quan chuyên môn về xây dựng dựng thuộc Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành thẩm định đối với dự án nào sau đây ? |
d |
a. Dự án nhóm A; dự án nhóm B do người đứng đầu cơ quan trung ương quyết định đầu tư hoặc phân cấp, ủy quyền quyết định đầu tư; |
b. Dự án được đầu tư xây dựng trên địa bàn hành chính từ 02 tỉnh trở lên; |
c. Dự án do Thủ tướng Chính phủ giao; |
d. Bao gồm tất cả các dự án trên. |
20 |
Đối với dự án quan trọng quốc gia có công nghệ hạn chế chuyển giao sử dụng vốn đầu tư công thì cơ quan nào sau đây thẩm định thiết kế công nghệ? |
d |
a. Sở Xây dựng |
b. Cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư |
c. Chủ đầu tư xây dựng |
d. Hội đồng thẩm định nhà nước |
21 |
Đối với các dự án đầu tư xây dựng điều chỉnh, cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh trong trường hợp nào sau đây ? |
c |
a. Khi điều chỉnh dự án có thay đổi về mục tiêu, quy mô sử dụng đất, quy mô đầu tư xây dựng; |
b. Khi điều chỉnh làm tăng tổng mức đầu tư dự án đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công, dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công; |
c. Cả trường hợp a và b |
d. Không bao gồm các trường hợp ở trên |
22 |
Đối với nguồn vốn khác thì cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc các Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành thẩm định những dự án nào ? |
b |
a. Dự án đầu tư xây dựng có công trình cấp đặc biệt, cấp I và cấp II, dự án được đầu tư xây dựng trên địa bàn hành chính của 02 tỉnh trở lên |
b. Dự án do Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư; dự án nhóm A; dự án đầu tư xây dựng có công trình cấp đặc biệt, cấp I; dự án được đầu tư xây dựng trên địa bàn hành chính của 02 tỉnh trở lên |
c. Dự án đầu tư xây dựng có công trình từ cấp III trở lên và dự án được đầu tư xây dựng trên địa bàn hành chính của 02 tỉnh trở lên |
d. Chỉ dự án nhóm A |
23 |
Cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng đối với các dự án nào sau đây? |
c |
a. Dự án sử dụng vốn đầu tư công; Dự án đầu tư xây dựng có quy mô từ nhóm B trở lên hoặc có công trình ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công; |
b. Dự án PPP; Dự án đầu tư xây dựng có quy mô lớn hoặc có công trình ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng sử dụng vốn khác. |
c. Cả a và b |
d. Không bao gồm a và b |
24 |
Đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công, dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công chỉ cần lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật, người quyết định đầu tư thẩm định những nội dung nào sau đây? |
d |
a. Sự phù hợp về quy hoạch, mục tiêu, quy mô đầu tư và các yêu cầu khác được xác định trong quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng; |
b. Sự đáp ứng yêu cầu của thiết kế bản vẽ thi công về bảo đảm an toàn công trình và biện pháp bảo đảm an toàn công trình lân cận; |
c. Việc lập tổng mức đầu tư xây dựng, xác định giá trị tổng mức đầu tư xây dựng; |
d. Tất cả các nội dung ở trên |
25 |
Hợp đồng trong hoạt động xây dựng theo hình thức giá có những loại nào? |
c |
a. Hình thức trọn gói, hình thức theo thời gian |
b. Hình thức điều chỉnh giá, hình thức theo đơn giá cố định |
c. Bao gồm các hình thức nêu tại a và b |
d. Không có hình thức nào nêu tại a và b |
26 |
Chức năng, nhiệm vụ của Ban QLDA chuyên ngành, ban QLDA khu vực do ai quy định? |
b |
a. Người có thẩm quyền quyết định đầu tư |
b. Người quyết định thành lập Ban QLDA chuyên ngành, ban QLDA khu vực |
c. Cơ quan chuyên môn về xây dựng |
d. Chủ đầu tư |
27 |
Đối với các dự án đầu tư xây dựng điều chỉnh, cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh trong trường hợp nào sau đây? |
d |
a. Khi điều chỉnh dự án có thay đổi về mục tiêu, quy mô sử dụng đất, quy mô đầu tư xây dựng; |
b. Khi có thay đổi về chỉ tiêu quy hoạch, kiến trúc của dự án tại quy hoạch chi tiết xây dựng, quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành khác hoặc quyết định/chấp thuận chủ trương đầu tư được phê duyệt; |
c. Khi điều chỉnh làm tăng tổng mức đầu tư dự án đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công, dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công; |
d. Tất cả các nội dung trên |
28 |
Chủ thể nào phải chịu trách nhiệm chính về an toàn lao động trên công trường? |
b |
a. Chủ đầu tư |
b. Nhà thầu thi công xây dựng công trình |
c. Nhà thầu tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình |
d. Cả a, b và c |
29 |
Các dự án đầu tư xây dựng thuộc Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước phải tuân thủ theo các quy định nào? |
c |
a. Điều lệ, quy chế hoạt động của Tập đoàn, Tổng công ty |
b. Theo quy định pháp luật về xây dựng, pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác liên quan |
c. Bao gồm a và b |
d. Chỉ tuân thủ quy định của pháp luật về xây dựng |
30 |
Theo quy định của pháp luật về xây dựng, đối với nguồn vốn khác, chủ đầu tư có thể áp dụng hình thức quản lý dự án nào sau đây? |
c |
a. Chủ đầu tư sử dụng tư cách pháp nhân của mình và bộ máy chuyên môn trực thuộc có đủ điều kiện, năng lực |
b. Chủ đầu tư được thuê tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực |
c. Đáp án a và b là đúng |
d. Đáp án a và b là sai |
31 |
Theo quy định của pháp luật về xây dựng, đối với các gói thầu sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công thì hợp đồng xây dựng được ký kết vào thời điểm nào? |
b |
a. Sau khi hoàn thành việc lựa chọn nhà thầu |
b. Sau khi hoàn thành việc lựa chọn nhà thầu và kết thúc đàm phán hợp đồng |
c. Trước khi khởi công xây dựng công trình |
d. Cả 3 phương án a, b và c |
32 |
Theo quy định của pháp luật về xây dựng, đối với các gói thầu sử dụng vốn đầu tư công thì hợp đồng xây dựng được ký kết giữa bên giao thầu và bên nhận thầu bằng hình thức nào? |
c |
a. Bằng văn bản thỏa thuận giữa bên giao thầu và bên nhận thầu để thực hiện một phần công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng. |
b. Bằng văn bản thỏa thuận giữa bên giao thầu và bên nhận thầu để thực hiện toàn bộ công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng. |
c. Phương án a hoặc b |
d. Cả 2 phương án a và b |
33 |
Theo quy định của pháp luật về xây dựng, đối với các gói thầu sử dụng vốn đầu tư công, trường hợp bên nhận thầu là liên danh các nhà thầu thì khi ký kết hợp đồng xây dựng với bên giao thầu những nhà thầu nào trong liên danh phải cử đại diện hợp pháp của mình để ký hợp đồng? |
c |
a. Nhà thầu được liên danh các nhà thầu cử làm đại diện cho liên danh |
b. Tất cả các nhà thầu tham gia trong liên danh |
c. Phương án a hoặc b |
d. Bất kể nhà thầu nào trong liên danh theo yêu cầu của bên giao thầu |
34 |
Theo quy định của pháp luật về xây dựng, đối với các gói thầu sử dụng vốn đầu tư công thì hiệu lực của hợp đồng xây dựng được tính từ thời điểm nào? |
c |
a. Từ ngày ký kết hợp đồng |
b. Từ ngày bên giao thầu nhận được bảo đảm thực hiện hợp đồng của bên nhận thầu |
c. Từ ngày do bên giao thầu và bên nhận thầu thỏa thuận trong hợp đồng. |
d. Bao gồm cả a, b và c |
35 |
Đối với các gói thầu sử dụng vốn đầu tư công, việc điều chỉnh đơn giá thực hiện hợp đồng chỉ được áp dụng đối với loại hợp đồng nào? |
b |
a. Hợp đồng theo đơn giá cố định; hợp đồng theo thời gian |
b. Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh, hợp đồng theo thời gian |
c. Cả a và b |
d. a hoặc b |
36 |
Trước khi ký kết hợp đồng EPC các bên phải thỏa thuận cụ thể những nội dung chủ yếu nào sau đây? |
c |
a. Phạm vi công việc dự kiến thực hiện theo hợp đồng EPC; Vị trí xây dựng, hướng tuyến công trình, loại, cấp công trình; quy mô, công suất và phương án sản phẩm được lựa chọn, năng lực khai thác sử dụng; |
b. Các thông tin về các tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, địa chất công trình, địa chất thủy văn, thủy văn của khu vực nơi xây dựng công trình; Các yêu cầu về thiết kế xây dựng và một số thông số thiết kế ban đầu; |
c. Bao gồm cả nội dung a và b |
d. Không bao gồm nội dung a và b |
37 |
Đối với các gói thầu thi công xây dựng sử dụng vốn đầu tư công, tiến độ thực hiện hợp đồng được điều chỉnh trong các trường hợp nào? |
c |
a. Trong quá trình thực hiện hợp đồng xảy ra các trường hợp bất khả kháng |
b. Do bên giao thầu thay đổi thiết kế hoặc bàn giao mặt bằng không đúng với thỏa thuận trong hợp đồng |
c. Đáp án a và b đúng |
d. Các trường hợp trên đều không đúng |
38 |
Hợp đồng EPC là loại hợp đồng thực hiện những công việc gì? |
c |
a. Thiết kế và thi công xây dựng |
b. Thiết kế và cung cấp vật tư, thiết bị |
c. Thiết kế – mua sắm vật tư, thiết bị – thi công xây dựng công trình |
d. Lập dự án, thiết kế, cung cấp vật tư, thiết bị và thi công xây dựng |
39 |
Đối với hợp đồng EPC ngoài tiến độ thi công cho từng giai đoạn của tổng thầu, nhà thầu còn phải lập tiến độ thực hiện cho những công việc nào dưới đây? |
c |
a. Tiến độ cho công việc thiết kế |
b. Tiến độ cho công việc cung cấp thiết bị và thi công xây dựng |
c. Tiến độ cho công việc thiết kế – mua sắm vật tư, thiết bị – thi công xây dựng công trình |
d. Tiến độ cho công việc thiết kế và thi công xây dựng |
40 |
Đối với các gói thầu sử dụng vốn đầu tư công, nhà thầu chính có quyền giao 100% công việc của hợp đồng đã ký kết với bên giao thầu cho nhà thầu phụ không? |
b |
a. Có |
b. Không |
c. Tùy thuộc vào tình hình cụ thể và nhà thầu chính quyết định |
d. Do bên giao thầu và bên nhận thầu thỏa thuận |
41 |
Theo quy định của pháp luật Xây dựng hiện hành, nhà thầu nào có trách nhiệm lập biện pháp an toàn cho người và thiết bị thi công công trình trên công trường xây dựng? |
b |
a. Nhà thầu thiết kế |
b. Nhà thầu thi công xây dựng |
c. Chủ đầu tư |
d. Tư vấn giám sát thi công xây dựng |
42 |
Hồ sơ trình thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng không bao gồm tài liệu nào dưới đây? |
c |
a. Tờ trình thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi |
b. Thiết kế cơ sở của dự án |
c. Thiết kế kỹ thuật của dự án |
d. Giấy tờ liên quan đến đất đai |
43 |
Công tác nào sau đây không nằm trong giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng? |
c |
a. Thẩm định, phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công và dự toán |
b. Lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng |
c. Thẩm định, phê duyệt dự án |
d. Nghiệm thu công việc xây dựng |
44 |
Đối với các bộ, cơ quan ở trung ương: Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực được thành lập theo tiêu chí nào sau đây? |
c |
a. Phù hợp với các chuyên ngành thuộc lĩnh vực quản lý |
b. Theo yêu cầu về xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng tại các vùng, khu vực |
c. Đáp án a hoặc b |
d. Đáp án a và b |
45 |
Trường hợp thuê tư vấn quản lý dự án thì nhiệm vụ, quyền hạn của tư vấn QLDA do ai quyết định? |
a |
a. Do chủ đầu tư thông qua hợp đồng |
b. Do pháp luật quy định |
c. Do người quyết định đầu tư |
d. Cấp trên của tổ chức tư vấn quản lý dự án |
46 |
Theo quy định của pháp luật xây dựng hiện hành, hợp đồng xây dựng không có hình thức nào dưới đây? |
b |
a. Hợp đồng trọn gói |
b. Hợp đồng theo tỷ lệ % |
c. Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh |
d. Hợp đồng theo đơn giá cố định |
47 |
Trong quá trình thực hiện hợp đồng, bên nhận thầu có được thay đổi người đại diện quản lý thực hiện hợp đồng không? |
c |
a. Có |
b. Không |
c. Có nhưng phải được sự chấp thuận của bên giao thầu |
d. Cả a, b và c đều không đúng |
48 |
Nguyên tắc và trình tự giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng được quy định như thế nào sau đây? |
c |
a. Tôn trọng các thỏa thuận hợp đồng và các cam kết trong quá trình thực hiện hợp đồng, bảo đảm bình đẳng và hợp tác; |
b. Các bên hợp đồng có trách nhiệm tự thương lượng giải quyết tranh chấp. Trường hợp các bên hợp đồng không tự thương lượng được thì tranh chấp được giải quyết thông qua hòa giải, trọng tài thương mại hoặc tòa án theo quy định của pháp luật. |
c. Đáp ứng cả a và b |
d. Không cần đáp ứng nhũng yêu cầu trên |
49 |
Những cá nhân nào dưới đây không bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng? |
c |
a. Chủ nhiệm thiết kế xây dựng công trình |
b. Chủ trì thiết kế bộ môn trong công trình xây dựng |
c. Cá nhân giám sát thi công của nhà thầu thi công xây dựng |
d. Cán bộ tư vấn giám sát thi công xây dựng |
50 |
Chủ nhiệm thiết kế xây dựng hạng I phải đáp ứng các điều kiện gì? |
d |
a. Có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp |
b. Có thời gian làm công tác thiết kế xây dựng tối thiểu 7 năm |
c. Đã làm chủ nhiệm thiết kế phần việc thuộc lĩnh vực phù hợp ít nhất 01 công trình từ cấp I trở lên hoặc 02 công trình từ cấp II trở lên |
d. Cả a, b và c |
51 |
Chủ thể nào sau đây có trách nhiệm lập bản vẽ hoàn công công trình? |
c |
a. Chủ đầu tư |
b. Nhà thầu thiết kế xây dựng |
c. Nhà thầu thi công xây dựng |
d. Nhà thầu tư vấn giám sát thi công xây dựng |
52 |
Chủ thể nào có trách nhiệm lập tiến độ chi tiết thi công xây dựng công trình? |
c |
a. Chủ đầu tư |
b. Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình |
c. Nhà thầu thi công xây dựng công trình |
d. Nhà thầu tư vấn giám sát thi công xây dựng |
53 |
Đối với công trình xây dựng sử dụng vốn đầu tư công, công trình xây dựng sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công, chủ đầu tư thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở đối với các nội dung nào sau đây? |
d |
a. Sự đáp ứng yêu cầu của thiết kế xây dựng với nhiệm vụ thiết kế, quy định tại hợp đồng thiết kế và quy định của pháp luật có liên quan; |
b. Sự phù hợp của thiết kế xây dựng với yêu cầu về dây chuyền và thiết bị công nghệ (nếu có); |
c. Việc lập dự toán xây dựng công trình; sự phù hợp của giá trị dự toán xây dựng công trình với giá trị tổng mức đầu tư xây dựng; xác định giá trị dự toán xây dựng công trình. |
d. Bao gồm tất cả các nội dung ở trên |
54 |
Số bước thiết kế xây dựng do ai quyết định? |
a |
a. Người quyết định đầu tư khi phê duyệt dự án |
b. Chủ đầu tư khi triển khai thực hiện dự án |
c. Tổ chức tư vấn khi lập dự án đầu tư xây dựng |
d. Cả 3 phương án trên đều sai |
55 |
Chủ thể nào có trách nhiệm thực hiện bảo hành công trình xây dựng? |
b |
a. Chủ đầu tư xây dựng công trình |
b. Nhà thầu thi công xây dựng công trình |
c. Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình |
d. Cả 3 phương án trên đầu đúng |
56 |
Việc điều chỉnh dự án sử dụng vốn khác phải đảm bảo yêu cầu nào sau đây? |
d |
a. Các yêu cầu về quy hoạch |
b. Các yêu cầu về an toàn, bảo vệ môi trường |
c. Các yêu cầu về phòng, chống cháy, nổ, quốc phòng, an ninh |
d. Cả 3 phương án a, b và c |
57 |
Dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu tư công được xem xét điều chỉnh trong những trường hợp nào? |
d |
a. Do ảnh hưởng của thiên tai, sự cố môi trường, địch họa, hỏa hoạn và các yếu tố bất khả kháng khác |
b. Xuất hiện yếu tố mang lại hiệu quả cao hơn cho dự án khi đã được chủ đầu tư chứng minh về hiệu quả tài chính, kinh tế – xã hội do việc điều chỉnh dự án mang lại |
c. Khi quy hoạch xây dựng thay đổi có ảnh hưởng trực tiếp tới dự án |
d. Cả a, b và c |
58 |
Theo quy định của pháp luật về môi trường, những loại dự án nào phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường? |
d |
a. Dự án quan trọng quốc gia |
b. Dự án đầu tư xây dựng đô thị mới, khu dân cư tập trung |
c. Dự án khai thác, sử dụng nước dưới đất và tài nguyên thiên nhiên có quy mô lớn |
d. Cả a, b và c |
59 |
Trường hợp công việc được xác định rõ về số lượng, khối lượng, thời gian thực hiện ngắn thì áp dụng hình thức hợp đồng nào là hợp lý nhất? |
a |
a. Hợp đồng trọn gói |
b. Hợp đồng theo đơn giá |
c. Hợp đồng theo thời gian |
d. Hợp đồng theo đơn giá cố định |
60 |
Trường hợp công việc chưa đủ điều kiện để xác định chính xác về số lượng hoặc khối lượng thì nên áp dụng hình thức hợp đồng nào là thích hợp nhất? |
b |
a. Hợp đồng trọn gói |
b. Hợp đồng theo đơn giá cố định |
c. Hợp đồng theo thời gian |
d. Hợp đồng theo tỷ lệ phần trăm |
61 |
Bên giao thầu có quyền chấm dứt hợp đồng trong các trường hợp nào sau đây? |
c |
a. Bên nhận thầu bị phá sản hoặc Bên nhận thầu không thực hiện công việc theo hợp đồng 45 ngày liên tục mà không có lý do |
b. Bên nhận thầu chuyển nhượng lợi ích của hợp đồng xây dựng cho bên khác mà không có nêu trong hợp đồng đã ký kết |
c. Bao gồm các đáp án a và b |
d. Việc chấm dứt hợp đồng là do bên giao thầu quyết định |
62 |
Theo quy định của pháp luật về xây dựng, bản vẽ thiết kế xây dựng trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng là bản vẽ của bước thiết kế nào? |
b |
a. Thiết kế cơ sở |
b. Thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công đã được thẩm định, phê duyệt theo quy định |
c. Thiết kế bản vẽ thi công đã được thẩm định, phê duyệt |
d. Một trong phương án a, b hoặc c |
63 |
Khi khởi công xây dựng công trình yêu cầu phải có các điều kiện nào dưới đây? |
c |
a. Có mặt bằng xây dựng để bàn giao toàn bộ hoặc từng phần theo tiến độ xây dựng |
b. Có thiết kế bản vẽ thi công của hạng mục công trình, công trình khởi công đã được phê duyệt |
c. Đáp ứng cả điều kiện nêu tại a và b |
d. Chỉ cần đáp ứng điều kiện a hoặc b |
64 |
Ai có thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng? |
a |
a. Người quyết định đầu tư |
b. Chủ đầu tư |
c. Ban quản lý dự án |
d. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền |
65 |
Cơ quan chuyên môn về xây dựng là cơ quan nào? |
d |
a. Cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Xây dựng |
b. Cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn |
c. Các Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải, Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn |
d. Bao gồm cả a, b và c |
66 |
Theo quy định của Luật Xây dựng, công tác thẩm định là việc kiểm tra, đánh giá của ai? |
a |
a. Người quyết định đầu tư, chủ đầu tư, cơ quan chuyên môn về xây dựng |
b. Cơ quan chuyên môn của người quyết định đầu tư |
c. Người quyết định đầu tư, chủ đầu tư |
d. Tổ chức tư vấn có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng |
67 |
Đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công, người quyết định đầu tư có thể giao đơn vị nào sau đây làm chủ đầu tư ? |
c |
a. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực; |
b. Cơ quan, tổ chức có kinh nghiệm, năng lực quản lý; |
c. Đáp án a và b đúng |
d. Đơn vị được giao khai thác vận hành công trình |
68 |
Việc điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu tư công đã được phê duyệt do ai quyết định? |
a |
a. Người quyết định đầu tư |
b. Chủ đầu tư |
c. Cơ quan chuyên môn về xây dựng |
d. Bao gồm cả a, b và c |
69 |
Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án là tổ chức như thế nào sau đây ? |
d |
a. Là tổ chức trực thuộc chủ đầu tư |
b. Được sử dụng con dấu riêng, được mở tài khoản tại kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại |
c. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư về hoạt động quản lý dự án của mình. |
d. Bao gồm tất cả những nội dung trên |
70 |
Trong quá trình lập dự án đầu tư xây dựng, tổ chức tư vấn lập dự án có các nghĩa vụ gì? |
d |
a. Thực hiện theo nội dung hợp đồng đã được ký kết với chủ đầu tư |
b. Chịu trách nhiệm về chất lượng công việc theo hợp đồng đã được ký kết; |
c. Bồi thường thiệt hại khi sử dụng thông tin, tài liệu, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, giải pháp kỹ thuật, tổ chức quản lý không phù hợp và vi phạm hợp đồng làm thiệt hại cho chủ đầu tư |
d. Bao gồm a, b và c |
71 |
Hồ sơ của hợp đồng xây dựng gồm các tài liệu nào dưới đây? |
c |
a. Văn bản thông báo trúng thầu hoặc chỉ định thầu |
b. Các bản vẽ thiết kế và chỉ dẫn kỹ thuật (nếu có), Biên bản đàm phán hợp đồng |
c. Bao gồm đáp án a và b |
d. Không cần các tài liệu quy định tại a và b |
72 |
Hợp đồng xây dựng có hiệu lực pháp lý khi đáp ứng các điều kiện nào sau đây? |
d |
a. Người tham gia ký kết có đầy đủ năng lực hành vi dân sự; |
b. Đáp ứng các nguyên tắc ký kết hợp đồng theo quy định |
c. Hình thức hợp đồng bằng văn bản và được ký kết bởi người đại diện đúng thẩm quyền theo pháp luật của các bên tham gia hợp đồng. Trường hợp một bên tham gia hợp đồng là tổ chức thì bên đó phải ký tên, đóng dấu theo quy định của pháp luật. |
d. Cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện ở trên |
73 |
Đối với dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu tư công thì Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng được lập theo quy định nào? |
c |
a. Pháp luật về xây dựng |
b. Pháp luật về đầu tư công |
c. Pháp luật về xây dựng và pháp luật về đầu tư công |
d. Pháp luật về đầu tư công, pháp luật về đầu tư, pháp luật xây dựng |
74 |
Hội đồng thẩm định hoặc đơn vị được giao nhiệm vụ thẩm định dự án PPP thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án PPP theo quy định của pháp luật nào sau đây ? |
b |
a. Pháp luật về đầu tư xây dựng |
b. Pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư |
c. Pháp luật về đầu tư công |
d. Pháp luật về đầu tư và đầu tư công |
75 |
Việc quyết định đầu tư xây dựng của người quyết định đầu tư được thể hiện tại quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng, không bao gồm nội dung nào sau đây ? |
c |
a. Tổ chức tư vấn lập Báo cáo nghiên cứu khả thi (Báo cáo kinh tế – kỹ thuật) đầu tư xây dựng, tổ chức lập khảo sát xây dựng (nếu có); tổ chức tư vấn lập thiết kế cơ sở; |
b. Địa điểm xây dựng và diện tích đất sử dụng; |
c. Phương án lựa chọn nhà thầu; |
d. Loại, nhóm dự án; loại, cấp công trình chính; thời hạn sử dụng theo thiết kế của công trình chính; |
76 |
Cơ quan chuyên môn về xây dựng từ chối tiếp nhận hồ sơ trình thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng trong trường hợp nào sau đây? |
d |
a. Trình thẩm định không đúng với thẩm quyền của cơ quan chuyên môn về xây dựng hoặc người đề nghị thẩm định không đúng thẩm quyền theo quy định |
b. Không thuộc đối tượng phải thẩm định tại cơ quan chuyên môn về xây dựng theo quy định |
c. Hồ sơ trình thẩm định không bảo đảm về tính pháp lý hoặc không hợp lệ theo quy định |
d. Tất cả các trường hợp trên |
77 |
Trong trường hợp thuê tư vấn quản lý dự án, chủ đầu tư có trách nhiệm như thế nào là đúng sau đây ? |
a |
a. Giám sát việc thực hiện hợp đồng tư vấn quản lý dự án; |
b. Xử lý các vấn đề có liên quan giữa tổ chức tư vấn quản lý dự án với các nhà thầu trong quá trình thực hiện dự án; |
c. Giám sát việc thực hiện hợp đồng của các nhà thầu thi công và giám sát thi công |
d. Xử lý các vấn đề có liên quan giữa tổ chức tư vấn quản lý dự án với chính quyền địa phương trong quá trình thực hiện dự án; |
78 |
Cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng yêu cầu phải đáp ứng các điều kiện chung gì? |
c |
a. Có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật |
b. Có trình độ chuyên môn được đào tạo, thời gian và kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề và phải đạt kết quả sát hạch theo quy định |
c. Bao gồm a và b |
d. Chỉ cần đạt được kết quả sát hạch theo quy định là đủ |
79 |
Tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng yêu cầu phải đáp ứng các điều kiện gì? |
d |
a. Những cá nhân chủ chốt của tổ chức phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp với lĩnh vực và hạng năng lực mà tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực |
b. Tổ chức đã thực hiện công việc tương tự loại, cấp công trình |
c. Phải có thời gian tham gia hoạt động xây dựng tối thiểu 3 năm |
d. Đáp ứng cả điều kiện a và b ở trên |
80 |
Nhà thầu phụ phải chịu trách nhiệm với ai về công việc do mình thực hiện? |
b |
a. Chủ đầu tư |
b. Thầu chính hoặc tổng thầu |
c. Chủ đầu tư và thầu chính hoặc tổng thầu |
d. Chịu trách nhiệm với ai là căn cứ vào các điều khoản cam kết trong hợp đồng xây dựng |
81 |
Trường hợp phải thuê thầu phụ để thực hiện một số phần việc trong hợp đồng đã ký kết với chủ đầu tư thì cần phải có chấp thuận của ai? |
b |
a. Người quyết định đầu tư |
b. Chủ đầu tư |
c. người quyết định đầu tư hoặc chủ đầu tư tùy thuộc vào từng gói thầu |
d. Không cần phải có sự chấp thuận của cơ quan, tổ chức nào |
82 |
Bảo đảm thực hiện hợp đồng xây dựng phải được nộp cho bên giao thầu khi nào? |
a |
a. Trước thời điểm hợp đồng có hiệu lực |
b. Sau khi hợp đồng được ký kết |
c. Trước khi khởi công xây dựng công trình |
d. Bao gồm cả a, b và c |
83 |
Bảo đảm thực hiện hợp đồng của nhà thầu thi công xây dựng có hiệu lực đến khi nào? |
c |
a. Đến khi nhà thầu đã hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng |
b. Sau khi chủ đầu tư đã nhận được bảo đảm bảo hành của nhà thầu |
c. Đáp án a hoặc b do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng |
d. Sau khi công việc theo hợp đồng đã hoàn thành bàn giao chủ chủ đầu tư |
84 |
Cá nhân không có chứng chỉ hành nghề được tham gia các hoạt động xây dựng theo quy định nào sau đây là đúng? |
c |
a. Được tham gia các hoạt động xây dựng thuộc lĩnh vực phù hợp với chuyên ngành được đào tạo, phù hợp với quy định của Bộ luật Lao động |
b. Không được hành nghề độc lập, không được đảm nhận chức danh theo quy định phải có chứng chỉ hành nghề. |
c. Tuân thủ cả quy định a và b |
d. Được tham gia các hoạt động xây dựng đối với những dự án nhóm C, công trình cấp II trở xuống |
85 |
Theo quy định của pháp luật xây dựng, cá nhân khi thực hiện các hoạt động xây dựng nào sau đây không cần phải có chứng chỉ hành nghề ? |
a |
a. Thiết kế, giám sát hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông trong công trình |
b. Thiết kế, giám sát thi công hệ thống kết cấu công trình xây dựng |
c. Không nội dung nào ở trên |
d. Cả a và b đúng |
86 |
Tổ chức hoạt động xây dựng mới được thành lập có những cá nhân có chứng chỉ hành nghề hạng 1 phù hợp với lĩnh vực mà tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng, nhưng chưa ký hợp đồng để thực hiện bất kể công việc gì trong hoạt động đầu tư xây dựng thì có được cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng hạng 1 không? |
b |
a. Có |
b. Không |
c. Có, nhưng chỉ được xem cấp chứng chỉ hành năng lực cho lĩnh vực định giá xây dựng |
d. Có, nhưng chỉ được xem cấp chứng chỉ hành năng lực cho các lĩnh vực giám sát thi công xây dựng, kiểm định xây dựng |
87 |
Bước thiết kế công trình xây dựng nào mới đủ điều kiện để khởi công xây dựng công trình? |
c |
a. Thiết kế cơ sở |
b. Thiết kế kỹ thuật |
c. Thiết kế bản vẽ thi công |
d. Một trong ba bước thiết kế trên đều được |
|
3.7. Câu hỏi Pháp luật riêng – Thiết kế xây dựng công trình – Công trình Thủy lợi, đê điều – Hạng I |
|
1 |
Việc áp dụng giải pháp kỹ thuật, công nghệ, vật liệu mới trong hoạt động đầu tư xây dựng phải đáp ứng yêu cầu nào? |
d |
a. Yêu cầu về quy định của pháp luật có liên quan. |
b. Yêu cầu của chủ đầu tư. |
c. Yêu cầu của tiêu chuẩn quốc gia. |
d. Yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định của pháp luật có liên quan |
2 |
Trình tự đầu tư xây dựng (trừ trường hợp xây dựng nhà riêng lẻ) gồm mấy giai đoạn? |
d |
a. Theo giai đoạn chung của dự án. |
b. 1 giai đoạn. |
c. 2 giai đoạn. |
d. 3 giai đoạn |
3 |
Dự án đầu tư xây dựng không phân biệt các loại nguồn vốn sử dụng không phải đáp ứng các yêu cầu nào sau đây ? |
b |
a. Phù hợp với quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch xây dựng, quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất tại địa phương nơi có dự án đầu tư xây dựng. |
b. Có phương án công nghệ phù hợp với trình độ khoa học công nghệ của địa phương. |
c. Bảo đảm chất lượng, an toàn trong xây dựng, vận hành, khai thác, sử dụng công trình, phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. |
d. Bảo đảm cấp đủ vốn đúng tiến độ của dự án, hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án. |
4 |
Công trình nào sau đây không phải là công trình ảnh hưởng lớn đến an toàn cộng đồng? |
c |
a. Công trình y tế cấp III trở lên. |
b. Công trình công nghiệp nhẹ cấp III trở lên. |
c. Công trình giao thông (cầu đường bộ, cầu bộ hành, cầu đường sắt, cầu phao cấp IV) |
d. Công trình đê điều cấp IV |
5 |
Cơ quan, đơn vị nào được quyền điều chỉnh quy trình bảo trì khi phát hiện thấy những yếu tố bất hợp lý có thể ảnh hưởng đến chất lượng công trình, gây ảnh hưởng đến việc khai thác, sử dụng công trình. |
b |
a. Cấp quyết định đầu tư. |
b. Chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình |
c. Đơn vị tư vấn thiết kế |
d. Đơn vị thi công. |
6 |
Đối với các công trình xây dựng đã đưa vào khai thác, sử dụng nhưng chưa có quy trình bảo trì cơ quan, đơn vị nào có trách nhiệm phải lập và phê duyệt quy trình bảo trì. |
b |
a. Cấp quyết định đầu tư. |
b. Chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình |
c. Đơn vị tư vấn thiết kế |
d. Đơn vị thi công. |
7 |
Khi phát hiện hạng mục công trình, công trình có dấu hiệu nguy hiểm không đảm bảo an toàn cho việc khai thác, sử dụng thì chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình không cần phải thực hiện nội dung nào sau đây. |
c |
a. Kiểm tra lại hiện trạng công trình; |
b. Tổ chức kiểm định chất lượng công trình (nếu cần thiết); |
c. Báo cáo người Quyết định đầu tư Quyết định thực hiện các biện pháp khẩn cấp như hạn chế sử dụng công trình, ngừng sử dụng công trình, khoanh vùng nguy hiểm, di chuyển người và tài sản để bảo đảm an toàn nếu công trình có nguy cơ sập đổ; |
d. Báo cáo ngay với chính quyền địa phương nơi gần nhất; |
8 |
Chủ đầu tư được quyền tự điều chỉnh giá hợp đồng khi nào trong các trường hợp sau: |
a |
a. Giá hợp đồng sau điều chỉnh không làm vượt giá gói thầu hoặc dự toán gói thầu được phê duyệt (bao gồm cả chi phí dự phòng cho gói thầu đó) . |
b. Giá hợp đồng sau điều chỉnh làm vượt giá gói thầu hoặc dự toán gói thầu được phê duyệt (bao gồm cả chi phí dự phòng) |
c. Giá hợp đồng sau điều chỉnh làm vượt giá gói thầu hoặc dự toán gói thầu được phê duyệt (bao gồm cả chi phí dự phòng), vượt tổng mức đầu tư. |
d. Giá hợp đồng sau điều chỉnh làm vượt giá gói thầu nhưng không vượt dự toán gói thầu. |
9 |
Dự án đầu tư xây dựng công trình Nông nghiệp và PTNT (đê điều, Thủy lợi) sử dụng đầu tư công, có công trình cấp cao nhất là cấp I do Chủ tịch UBND Thành Phố Hà Nội quyết định đầu tư thì phải trình cơ quan nào thẩm định thiết kế thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở? |
b |
a. Cơ quan chuyên môn về xây dựng của Bộ Xây dựng. |
b. Sở Nông nghiệp và PTNT. |
c. Sở Kế hoạch và đầu tư. |
d. Cơ quan chuyên môn của người quyết định đầu tư. |
10 |
Dự án đầu tư xây dựng công trình Nông nghiệp và PTNT (đê điều, Thủy lợi) cấp I, sử dụng đầu tư công do Chủ tịch UBND Thành Phố Hà Nội quyết định đầu tư thì phải trình cơ quan nào thẩm định thiết kế thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở? |
a |
a. Cơ quan chuyên môn về xây dựng của Bộ Xây dựng. |
b. Sở Nông nghiệp và PTNT. |
c. Sở Xây dựng. |
d. Cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp Quận, huyện. |
11 |
Dự án đầu tư xây dựng công trình Nông nghiệp và PTNT cấp I, sử dụng vốn đầu tư công do Chủ tịch UBND Thành Phố Hà Nội quyết định đầu tư thì phải trình cơ quan nào kiểm tra công tác nghiệm thu? |
b |
a. Cơ quan chuyên môn về xây dựng của Bộ Xây dựng. |
b. Sở Nông nghiệp và PTNT. |
c. Sở Xây dựng. |
d. Cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp Quận, huyện. |
12 |
Khi điều chỉnh Báo cáo Kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng làm tăng tổng mức đầu tư vượt quá 10% mức quy định được lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng thì phải thực hiện bước nào trong các bước sau: |
a |
a. Lập báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh |
b. Phê duyệt Báo cáo kinh tế kỹ thuật điều chỉnh |
c. Điều chỉnh Tổng mức đầu tư trong báo cáo kinh tế kỹ thuật |
d. Điều chỉnh thiết kế cơ sở. |
13 |
Phân loại và phân cấp công trình thủy lợi để |
b |
a. Quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi |
b. Phục vụ đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi |
c. Phục vụ đầu tư xây dựng công trình thủy lợi |
d. Phục vụ công tác quản lý công trình thủy lợi |
14 |
Cấp công trình thủy lợi được xác định theo |
c |
a. Quy mô, nhiệm vụ công trình thủy lợi |
b. Quy mô và yêu cầu kỹ thuật xây dựng công trình công trình thủy lợi |
c. Quy mô, nhiệm vụ, điều kiện địa chất nền và yêu cầu kỹ thuật xây dựng công trình |
d. Quy mô, nhiệm vụ, điều kiện địa chất nền, yêu cầu kỹ thuật xây dựng công trình và phạm vi lưu vực của dự án thủy lợi |
15 |
Khi xây dựng với tràn xả lũ của đập, hồ chứa nước có cửa van điều tiết phải |
a |
a. Lắp đặt hệ thống giám sát vận hành; thiết bị thông tin, cảnh báo an toàn cho đập và vùng hạ du đập; thiết bị quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng trên lưu vực hồ chứa nước |
b. Lắp đặt thiết bị thông tin, cảnh báo an toàn cho đập và vùng hạ du đập |
c. Lắp đặt thiết bị thông tin, cảnh báo an toàn cho đập và vùng hạ du đập; thiết bị quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng trên lưu vực hồ chứa nước |
d. Lắp đặt hệ thống giám sát vận hành; thiết bị thông tin, cảnh báo an toàn cho đập và vùng hạ du đập |
16 |
Khi xây dựng đập, hồ chứa nước lớn có tràn tự do phải |
a |
a. Lắp đặt thiết bị thông tin, cảnh báo an toàn cho đập và vùng hạ du đập; thiết bị quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng trên lưu vực hồ chứa nước |
b. Lắp đặt thiết bị thông tin, cảnh báo an toàn cho đập và vùng hạ du đập |
c. Lắp đặt hệ thống giám sát; thiết bị thông tin, cảnh báo an toàn cho đập và vùng hạ du đập; thiết bị quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng trên lưu vực hồ chứa nước |
d. Lắp đặt thiết bị cảnh báo an toàn cho đập và vùng hạ du đập |
17 |
Phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi bao gồm công trình và vùng phụ cận. Vùng phụ cận của đập cấp I có phạm vi được tính từ chân đập trở ra tối thiểu là |
b |
a. 250 m |
b. 200 m |
c. 150 m |
d. 100 m |
18 |
Phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi bao gồm công trình và vùng phụ cận. Vùng phụ cận của đập cấp II có phạm vi được tính từ chân đập trở ra tối thiểu là |
d |
a. 250 m |
b. 200 m |
c. 150 m |
d. 100 m |
19 |
Phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi bao gồm công trình và vùng phụ cận. Vùng phụ cận của đập cấp III có phạm vi được tính từ chân đập trở ra tối thiểu là |
d |
a. 200 m |
b. 150 m |
c. 100 m |
d. 50 m |
20 |
Phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi bao gồm công trình và vùng phụ cận. Vùng phụ cận của đập cấp IV có phạm vi được tính từ chân đập trở ra tối thiểu là |
d |
a. 70 m |
b. 50 m |
c. 30 m |
d. 20 m |
21 |
Phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi bao gồm công trình và vùng phụ cận. Vùng phụ cận của kênh có lưu lượng từ 02 m³/s đến 10 m³/s được quy định như sau |
b |
a. Từ chân mái ngoài trở ra từ 03 m đến 04 m đối với kênh đất, từ 02 m đến 03 m đối với kênh kiên cố |
b. Từ chân mái ngoài trở ra từ 02 m đến 03 m đối với kênh đất, từ 01 m đến 02 m đối với kênh kiên cố |
c. Từ chân mái ngoài trở ra từ 04 m đến 05 m đối với kênh đất, từ 02 m đến 03 m đối với kênh kiên cố |
d. Từ chân mái ngoài trở ra từ 03 m đến 05 m đối với kênh đất, từ 01 m đến 02 m đối với kênh kiên cố |
22 |
Phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi bao gồm công trình và vùng phụ cận. Vùng phụ cận của kênh có lưu lượng lớn hơn 10 m³/s được quy định như sau |
b |
a. Từ chân mái ngoài trở ra từ 03 m đến 04 m đối với kênh đất, từ 02 m đến 03 m đối với kênh kiên cố |
b. Từ chân mái ngoài trở ra từ 03 m đến 05 m đối với kênh đất, từ 02 m đến 03 m đối với kênh kiên cố |
c. Từ chân mái ngoài trở ra từ 04 m đến 05 m đối với kênh đất, từ 02 m đến 03 m đối với kênh kiên cố |
d. Từ chân mái ngoài trở ra từ 03 m đến 05 m đối với kênh đất, từ 01 m đến 02 m đối với kênh kiên cố |
23 |
Đập, hồ chứa nước quan trọng đặc biệt thuộc một trong các trường hợp sau |
d |
a. Đập có chiều cao từ 100 m trở lên; |
b. Hồ chứa nước có dung tích toàn bộ từ 1.000.000.000 m³ trở lên; |
c. Hồ chứa nước có dung tích từ 500.000.000 m³ đến dưới 1.000.000.000 m³ mà vùng hạ du đập là thành phố, thị xã, khu công nghiệp, công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia |
d. Cả 03 ý trên |
24 |
Đập, hồ chứa nước lớn thuộc một trong các trường hợp sau |
d |
a. Đập có chiều cao từ 15 m đến dưới 100 m |
b. Đập có chiều cao từ 10 m đến dưới 15 m và chiều dài đập từ 500 m trở lên hoặc đập có chiều cao từ 10 m đến dưới 15 m và có lưu lượng tràn xả lũ thiết kế trên 2.000 m3/s |
c. Hồ chứa nước có dung tích toàn bộ từ 3.000.000 m3 đến dưới 1.000.000.000 m3 trừ hồ chứa mà vùng hạ du đập là thành phố, thị xã, khu công nghiệp, công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia |
d. Cả 03 ý trên |
25 |
Đập, hồ chứa nước vừa thuộc một trong các trường hợp sau |
d |
a. Đập có chiều cao từ 10 m đến dưới 15 m |
b. Hồ chứa nước có dung tích toàn bộ từ 500.000 m3 đến dưới 3.000.000 m3 |
c. Đập có chiều cao từ 10 m đến dưới 15 m và chiều dài đập từ 500 m trở lên hoặc đập có chiều cao từ 10 m đến dưới 15 m và có lưu lượng tràn xả lũ thiết kế trên 2.000 m³/s |
d. Cả 02 ý a và b |
26 |
Đập, hồ chứa nước nhỏ là |
a |
a. Đập có chiều cao dưới 10 m hoặc hồ chứa nước có dung tích toàn bộ dưới 500.000 m3 |
b. Đập có chiều cao dưới 10 m và hồ chứa nước có dung tích toàn bộ dưới 500.000 m3 |
c. Đập có chiều cao dưới dưới 20 m hoặc hồ chứa nước có dung tích toàn bộ dưới 1500.000 m3 |
d. Đập có chiều cao dưới dưới 10 m hoặc hồ chứa nước có dung tích toàn bộ dưới 1000.000 m3 |
27 |
Trạm bơm tiêu, trạm bơm tưới tiêu kết hợp: trạm bơm lớn là trạm bơm có tổng lưu lượng |
a |
a. từ 72.000 m3/h trở lên |
b. từ 3.600 m3/h đến dưới 72.000 m3/h |
c. từ 12.000 m3/h đến dưới 72.000 m3/h |
d. từ 12.000 m3/h trở lên |
28 |
Trạm bơm tiêu, trạm bơm tưới tiêu kết hợp: trạm bơm vừa là trạm bơm có tổng lưu lượng |
b |
a. Dưới 72.000 m3/h |
b. Từ 3.600 m3/h đến dưới 72.000 m3/h |
c. Từ 3.600 m3/h đến 12.000 m3/h |
d. Từ 3.600 m3/h đến dưới 72.000 m3/h hoặc trạm bơm nhỏ nhưng có công suất động cơ mỗi tổ máy từ 150 KW trở lên |
29 |
Trạm bơm tiêu, trạm bơm tưới tiêu kết hợp: trạm bơm nhỏ là trạm bơm có tổng lưu lượng |
b |
a. dưới 72.000 m3/h |
b. dưới 3.600 m3/h |
c. dưới 3.600 m3/h và trạm bơm có công suất động cơ tổ máy từ 150 KW trở xuống |
d. dưới 2.000 m3/h |
30 |
Trạm bơm tưới: trạm bơm lớn là trạm bơm có tổng lưu lượng |
b |
a. từ 72.000 m3/h trở lên |
b. từ 12.000 m3/h trở lên |
c. từ 3.600 m3/h đến dưới 72.000 m3/h |
d. từ 12.000 m3/h đến dưới 72.000 m3/h |
31 |
Trạm bơm tưới: trạm bơm vừa là trạm bơm có tổng lưu lượng |
b |
a. từ 72.000 m3/h trở lên |
b. từ 2.000 m3/h đến dưới 12.000 m3/h |
c. từ 3.600 m3/h đến dưới 12.000 m3/h |
d. từ 12.000 m3/h đến dưới 72.000 m3/h |
32 |
Trạm bơm tưới: trạm bơm nhỏ là trạm bơm có tổng lưu lượng |
b |
a. từ 2.000 m3/h đến dưới 3.600 m3/h |
b. dưới 2.000 m3/h |
c. từ 3.600 m3/h đến dưới dưới 12.000 m3/h |
d. dưới 3.600 m3/h |
33 |
Cống lớn đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long là cống có tổng chiều rộng thông nước |
b |
a. Từ 10 m trở lên |
b. Từ 20 m trở lên |
c. Từ 30 m trở lên |
d. Từ 40 m trở lên |
34 |
Cống vừa đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long là cống có tổng chiều rộng thông nước |
d |
a. Từ 10 m đến dưới 20 m |
b. Từ 1,5 m đến dưới 10 m |
c. Từ 10 m đến dưới 30 m |
d. Từ 3 m đến dưới 20 m |
35 |
Cống nhỏ đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long là cống có tổng chiều rộng thông nước |
a |
a. Dưới 3 m |
b. Dưới 10 m |
c. Từ 3 m đến 1,5 m |
d. Dưới 5 m |
36 |
Hệ thống tiêu, thoát nước, tưới tiêu kết hợp: Kênh, mương, rạch, tuynel, xi phông, cầu máng lớn đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long là công trình có các thông số: |
c |
a. Có lưu lượng từ 100 m3/s trở lên hoặc có chiều rộng đáy kênh từ 50 m trở lên |
b. Có chiều rộng đáy kênh từ 20 m trở lên |
c. Có lưu lượng từ 50 m3/s trở lên hoặc có chiều rộng đáy kênh từ 20 m trở lên |
d. Có lưu lượng từ 50 m3/s trở lên |
37 |
Hệ thống tiêu, thoát nước, tưới tiêu kết hợp: kênh, mương, rạch, tuynel, xi phông, cầu máng vừa đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long là công trình có các thông số: |
c |
a. Có lưu lượng từ 5 m3/s đến dưới 50 m3/s hoặc chiều rộng đáy kênh từ 5 m đến dưới 25 m |
b. Có lưu lượng từ 10 m3/s đến dưới 100 m3/s hoặc chiều rộng đáy kênh từ 10 m đến dưới 50 m |
c. Có lưu lượng từ 3 m3/s đến dưới 50 m3/s hoặc chiều rộng đáy kênh từ 5 m đến dưới 20 m |
d. Có lưu lượng từ 1,5 m3/s đến dưới 20 m3/s hoặc chiều rộng đáy kênh từ 3 m đến dưới 10 m |
38 |
Hệ thống tiêu, thoát nước, tưới tiêu kết hợp: Kênh, mương, rạch, tuynel, xi phông, cầu máng nhỏ đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long là công trình có các thông số: |
b |
a. Có lưu lượng từ 5 m3/s đến dưới 50 m3/s hoặc chiều rộng đáy kênh từ 5 m đến dưới 25 m |
b. Có lưu lượng dưới 3 m3/s hoặc chiều rộng đáy kênh dưới 5 m |
c. Có lưu lượng từ 3 m3/s đến dưới 50 m3/s hoặc chiều rộng đáy kênh từ 5 m đến dưới 20 m |
d. Có lưu lượng từ 1,5 m3/s đến dưới 20 m3/s hoặc chiều rộng đáy kênh từ 3 m đến dưới 10 m |
39 |
Hệ thống cấp, tưới nước: Kênh, mương, rạch, tuynel, xi phông, cầu máng lớn đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long là công trình có các thông số |
c |
a. Có lưu lượng từ 10 m3/s trở lên hoặc có chiều rộng đáy kênh từ 5 m trở lên |
b. Có lưu lượng từ 50 m3/s trở lên hoặc có chiều rộng đáy kênh từ 25 m trở lên |
c. Có lưu lượng từ 20 m3/s trở lên hoặc có chiều rộng đáy kênh từ 10 m trở lên |
d. Có lưu lượng từ 100 m3/s trở lên hoặc có chiều rộng đáy kênh từ 50 m trở lên |
40 |
Hệ thống cấp, tưới nước: Kênh, mương, rạch, tuynel, xi phông, cầu máng vừa đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long là công trình có các thông số |
b |
a. Có lưu lượng từ 10 m3/s đến dưới 100 m3/s hoặc chiều rộng đáy kênh từ 10 m đến dưới 50 m |
b. Có lưu lượng từ 1 m3/s đến dưới 20 m3/s hoặc chiều rộng đáy kênh từ 1 m đến dưới 10 m |
c. Có lưu lượng từ 0,5 m3/s đến dưới 10 m3/s hoặc chiều rộng đáy kênh từ 0,5 m đến dưới 5 m |
d. Có lưu lượng từ 5 m3/s đến dưới 50 m3/s hoặc chiều rộng đáy kênh từ 5 m đến dưới 25 m |
41 |
Đường ống lớn là đường ống dẫn lưu lượng |
b |
a. Từ 3 m3/s trở lên hoặc có đường kính trong từ 1500 mm trở lên |
b. Từ 1,5 m3/s trở lên hoặc có đường kính trong từ 1.000 mm trở lên |
c. Từ 3 m3/s trở lên hoặc có đường kính trong từ 1.000 mm trở lên |
d. Từ 1,5 m3/s trở lên hoặc hoặc có đường kính trong từ 1500 mm trở lên |
42 |
Đường ống vừa là đường ống dẫn lưu lượng |
b |
a. Từ 0,25 m3/s đến dưới 3 m3/s hoặc có đường kính trong từ 100 mm đến dưới 1.000 mm |
b. Từ 0,025 m3/s đến dưới 1,5 m3/s hoặc có đường kính trong từ 100 mm đến dưới 1.000 mm |
c. Từ 0,25 m3/s đến dưới 3 m3/s hoặc có đường kính trong từ 500 mm đến dưới 1500 mm |
d. Từ 0,025 m3/s đến dưới 1,5 m3/s hoặc có đường kính trong từ 500 mm đến dưới 1500 mm |
43 |
Đường ống nhỏ là đường ống dẫn lưu lượng |
c |
a. Dưới 0,25 m3/s hoặc có đường kính trong dưới 100 mm |
b. Dưới 0,25 m3/s hoặc có đường kính trong dưới 500 mm |
c. Dưới 0,025 m3/s hoặc có đường kính trong dưới 100 mm |
d. Dưới 0,025 m3/s hoặc có đường kính trong dưới 500 mm |
44 |
Bờ bao thủy lợi lớn là bờ bao bảo vệ cho khu vực có diện tích |
c |
a. Từ 5.000 ha trở lên |
b. Từ 7.000 ha trở lên |
c. Từ 10.000 ha trở lên |
d. Từ 15.000 ha trở lên |
45 |
Bờ bao thủy lợi vừa là bờ bao bảo vệ cho khu vực có diện tích |
b |
a. Từ 5.000 ha đến dưới 10.000 ha |
b. Từ 500 ha đến dưới 10.000 ha |
c. Từ 10.000 ha đến dưới 15.000 ha |
d. Từ 5.000 ha đến dưới 15.000 ha |
46 |
Bờ bao thủy lợi nhỏ là bờ bao bảo vệ cho khu vực có diện tích |
c |
a. Dưới 200 ha |
b. Dưới 300 ha |
c. Dưới 500 ha |
d. Dưới 700 ha |
47 |
Hệ thống công trình thủy lợi lớn là hệ thống có nhiệm vụ tưới cho diện tích đất canh tác hoặc tiêu, thoát nước cho diện tích tự nhiên |
a |
a. Từ 20.000 ha trở lên |
b. Từ 30.000 ha trở lên |
c. Từ 40.000 ha trở lên |
d. Từ 50.000 ha trở lên |
48 |
Hệ thống công trình thủy lợi vừa là hệ thống có nhiệm vụ tưới cho diện tích đất canh tác hoặc tiêu, thoát nước cho diện tích tự nhiên |
b |
a. Từ 2.000 ha đến dưới 15.000 ha |
b. Từ 2.000 ha đến dưới 20.000 ha |
c. Từ 3.000 ha đến dưới 20.000 ha |
d. Từ 4.000 ha đến dưới 15.000 ha |
49 |
Hệ thống công trình thủy lợi nhỏ là hệ thống có nhiệm vụ tưới cho diện tích đất canh tác hoặc tiêu, thoát nước cho diện tích tự nhiên |
b |
a. Dưới 5.000 ha |
b. Dưới 2.000 ha |
c. Dưới 4.000 ha |
d. Dưới 3.000 ha |
50 |
Cấp công trình thủy lợi được xác định theo nguyên tắc |
d |
a. Theo năng lực phục vụ, khả năng trữ nước của hồ chứa |
b. Theo đặc tính kỹ thuật và điều kiện địa chất nền của các công trình trong cụm đầu mối |
c. Theo năng lực phục vụ, khả năng trữ nước của hồ chứa, đặc tính kỹ thuật của công trình |
d. Theo năng lực phục vụ, khả năng trữ nước của hồ chứa, đặc tính kỹ thuật và điều kiện địa chất nền của các công trình trong cụm đầu mối |
51 |
Cấp của công trình thủy lợi cấp I cấp nước (cho diện tích được tưới) hoặc tiêu thoát nước (diện tích tự nhiên khu tiêu) |
a |
a. > 50.000 ha |
b. > 20.000 ha |
c. < 50.000 ha |
d. > 30.000 ha |
52 |
Cấp của công trình thủy lợi cấp II cấp nước (cho diện tích được tưới) hoặc tiêu thoát nước (diện tích tự nhiên khu tiêu) |
b |
a. < 50.000 ha |
b. > 10.000 ha đến 50.000 ha |
c. < 10.000 ha đến 50.000 ha |
d. ≥ 10.000 ha đến 50.000 ha |
53 |
Cấp của công trình thủy lợi cấp III cấp nước (cho diện tích được tưới) hoặc tiêu thoát nước (diện tích tự nhiên khu tiêu) |
b |
a. < 5.000 ha đến 10.000 ha |
b. > 2.000 ha đến 10.000 ha |
c. > 5.000 ha đến 10.000 ha |
d. > 2.000 ha đến 5.000 ha |
54 |
Cấp của công trình thủy lợi cấp IV cấp nước (cho diện tích được tưới) hoặc tiêu thoát nước (diện tích tự nhiên khu tiêu) |
b |
a. < 3.000 ha |
b. ≤ 2.000 ha |
c. ≤ 5.000 ha |
d. ≤ 10.000 ha |
55 |
Hồ chứa nước thủy lợi cấp Đặc biệt có dung tích ứng với mực nước dâng bình thường |
a |
a. > 1.000 triệu m3 |
b. > 500 triệu m3 |
c. > 1.500 triệu m3 |
d. > 7.00 triệu m3 |
56 |
Hồ chứa nước thủy lợi Cấp I có dung tích ứng với mực nước dâng bình thường |
b |
a. ≥ 200 triệu m3 đến 1.000 triệu m3 |
b. > 200 triệu m3 đến 1.000 triệu m3 |
c. > 500 triệu m3 đến 1.000 triệu m3 |
d. > 200 triệu m3 đến 1.500 triệu m3 |
57 |
Hồ chứa nước thủy lợi Cấp II có dung tích ứng với mực nước dâng bình thường |
b |
a. > 10 đến 200 triệu m3 |
b. > 20 đến 200 triệu m3 |
c. > 50 đến 200 triệu m3 |
d. > 30 đến 200 triệu m3 |
58 |
Hồ chứa nước thủy lợi Cấp III có dung tích ứng với mực nước dâng bình thường |
b |
a. > 3 đến 10 triệu m3 |
b. ≥ 3 đến 20 triệu m3 |
c. > 5 đến 30 triệu m3 |
d. > 3 đến 20 triệu m3 |
59 |
Hồ chứa nước thủy lợi Cấp IV có dung tích ứng với mực nước dâng bình thường |
a |
a. < 03 triệu m3 |
b. ≤ 03 triệu m3 |
c. ≤ 05 triệu m3 |
d. < 02 triệu m3 |
60 |
Công trình thủy lợi cấp Đặc biệt cấp nước nguồn chưa xử lý cho các ngành sử dụng nước ứng với lưu lượng |
c |
a. > 10 m3/s |
b. ≥ 20 m3/s |
c. > 20 m3/s |
d. < 30 m3/s |
61 |
Công trình thủy lợi Cấp I cấp nước nguồn chưa xử lý cho các ngành sử dụng nước khác có lưu lượng cấp nước |
a |
a. > 10 m3/s đến 20 m3/s |
b. ≥ 20 m3/s |
c. ≥ 10 m3/s đến 20 m3/s |
d. ≥ 10 m3/s |
62 |
Công trình thủy lợi Cấp II cấp nước nguồn chưa xử lý cho các ngành sử dụng nước khác có lưu lượng cấp nước |
c |
a. ≥ 02 đến 10 m3/s |
b. < 10 m3/s |
c. > 02 đến 10 m3/s |
d. < 05 m3/s |
63 |
Công trình thủy lợi Cấp III cấp nước nguồn chưa xử lý cho các ngành sử dụng nước khác có lưu lượng cấp nước |
c |
a. < 05 m3/s |
b. < 02 m3/s |
c. ≤ 02 m3/s |
d. < 03 m3/s |
64 |
Trong hoạt động xây dựng có các loại hình khảo sát xây dựng nào? |
d |
a. Khảo sát địa hình |
b. Khảo sát địa chất công trình |
c. Khảo sát địa chất thủy văn |
d. Bao gồm cả 3 loại hình nêu tại a, b và c |
65 |
Nhiệm vụ khảo sát xây dựng phải phù hợp với các nội dung nào sau đây? |
d |
a. Loại và nhóm dự án đầu tư xây dựng |
b. Nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình |
c. Chủ trương đầu tư xây dựng |
d. Loại, cấp công trình xây dựng, loại hình khảo sát và bước thiết kế |
66 |
Chủ đầu tư được tự thực hiện hoặc thuê tổ chức, cá nhân có năng lực hành nghề phù hợp với loại hình khảo sát để giám sát khảo sát xây dựng theo các nội dung nào sau đây? |
d |
a. Kiểm tra năng lực thực tế của nhà thầu khảo sát xây dựng được sử dụng so với phương án khảo sát xây dựng được duyệt và quy định của hợp đồng xây dựng |
b. Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện khảo sát xây dựng bao gồm: vị trí khảo sát, khối lượng khảo sát, quy trình thực hiện khảo sát, lưu giữ số liệu khảo sát và mẫu thí nghiệm; |
c. Theo dõi, kiểm tra công tác thí nghiệm trong phòng và thí nghiệm hiện trường; công tác bảo đảm an toàn lao động, an toàn môi trường trong quá trình thực hiện khảo sát. |
d. Tất cả các nội dung trên |
67 |
Thiết kế xây dựng công trình phải đáp ứng yêu cầu nào dưới đây? |
d |
a. Đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ thiết kế; phù hợp với nội dung dự án đầu tư xây dựng được duyệt, quy hoạch xây dựng, cảnh quan kiến trúc, điều kiện tự nhiên, văn hóa – xã hội tại khu vực xây dựng |
b. Tuân thủ tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, quy định của pháp luật về sử dụng vật liệu xây dựng, đáp ứng yêu cầu về công năng sử dụng, công nghệ áp dụng (nếu có); bảo đảm an toàn chịu lực, an toàn trong sử dụng, mỹ quan, bảo vệ môi trường |
c. Có giải pháp thiết kế phù hợp và chi phí xây dựng hợp lý; bảo đảm đồng bộ trong từng công trình và với các công trình liên quan |
d. Cả 3 yêu cầu nêu tại a, b và c |
68 |
Thiết kế, dự toán xây dựng công trình triển khai sau thiết kế cơ sở gồm những nội dung chủ yếu gì? |
d |
a. Phương án kiến trúc, phương án công nghệ (nếu có) |
b. Phương án kết cấu, loại vật liệu chủ yếu |
c. Dự toán xây dựng |
d. Bao gồm cả 3 nội dung nêu tại a, b và c |
69 |
Trên cơ sở bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ về nội dung, cơ sở tính toán trong các kết quả thẩm định. Việc thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở được thực hiện như thế nào là đúng sau đây ? |
c |
a. Với toàn bộ các công trình; |
b. Với từng công trình của dự án hoặc bộ phận công trình theo giai đoạn thi công công trình theo yêu cầu của chủ đầu tư; |
c. Có thể thực hiện a hoặc b; |
d. Các đáp án trên đều sai. |
70 |
Đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công, ai là người phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng, trong trường hợp thiết kế 2 bước? |
b |
a. Người quyết định đầu tư |
b. Chủ đầu tư |
c. Ban QLDA đầu tư xây dựng chuyên ngành hoặc Ban QLDA khu vực |
d. Cơ quan chuyên môn của người quyết định đầu tư |
71 |
Đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công, ai là người phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng, trong trường hợp thiết kế 2 bước? |
b |
a. Người quyết định đầu tư |
b. Chủ đầu tư |
c. Ban QLDA đầu tư xây dựng chuyên ngành hoặc Ban QLDA khu vực |
d. Cơ quan chuyên môn của người quyết định đầu tư |
72 |
Trong trường hợp điều chỉnh thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở, cơ quan chuyên môn về xây dựng theo thẩm quyền thực hiện việc thẩm định thiết kế xây dựng điều chỉnh đối với trường hợp nào sau đây? |
c |
a. Điều chỉnh, bổ sung thiết kế xây dựng có thay đổi về địa chất công trình, tải trọng thiết kế, giải pháp kết cấu, vật liệu sử dụng cho kết cấu chịu lực và biện pháp tổ chức thi công có ảnh hưởng đến an toàn chịu lực của công trình; |
b. Khi điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng có yêu cầu điều chỉnh thiết kế cơ sở |
c. Cả trường hợp a và b |
d. Không thẩm trường hợp nào ở trên |
73 |
Tổ chức nào không được thực hiện thẩm tra thiết kế, dự toán công trình X? |
a |
a. Tổ chức đã thiết kế xây dựng công trình X |
b. Cơ quan chuyên môn về xây dựng |
c. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc chủ đầu tư |
d. Tổ chức tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình X |
74 |
Cơ quan chuyên môn về xây dựng theo thẩm quyền thực hiện việc thẩm định thiết kế xây dựng điều chỉnh đối với các trường hợp nào sau đây? |
c |
a. Điều chỉnh, bổ sung thiết kế xây dựng có thay đổi về địa chất công trình, tải trọng thiết kế, giải pháp kết cấu, vật liệu sử dụng cho kết cấu chịu lực và biện pháp tổ chức thi công có ảnh hưởng đến an toàn chịu lực của công trình |
b. Khi điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng có yêu cầu điều chỉnh thiết kế cơ sở |
c. Cả trường hợp a và b |
d. Không trường hợp nào ở trên |
75 |
Hồ sơ trình thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng tại cơ quan chuyên môn về xây dựng bao gồm nội dung nào sau đây? |
c |
a. Các văn bản thỏa thuận, xác nhận về đấu nối hạ tầng kỹ thuật của dự án; |
b. Văn bản ý kiến về giải pháp phòng cháy, chữa cháy của thiết kế cơ sở; văn bản kết quả thực hiện thủ tục về đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; |
c. Bao gồm cả a và b |
d. Không bao gồm các nội dung trên |
76 |
Nhiệm vụ khảo sát xây dựng được sửa đổi, bổ sung trong các trường hợp nào sau đây ? |
d |
a. Trong quá trình thực hiện khảo sát xây dựng, phát hiện các yếu tố khác thường có thể ảnh hưởng trực tiếp đến giải pháp thiết kế |
b. Trong quá trình thiết kế, nhà thầu thiết kế phát hiện nhiệm vụ khảo sát xây dựng, báo cáo khảo sát xây dựng không đáp ứng yêu cầu thiết kế |
c. Trong quá trình thi công, phát hiện các yếu tố địa chất khác thường |
d. Tất cả các trường hợp ở trên |
77 |
Trường hợp nào khi điều chỉnh thiết kế phải trình cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định lại? |
a |
a. Thay đổi kết cấu chịu lực công trình |
b. Thay đổi vật liệu sử dụng cho công trình |
c. Thay đổi biện pháp tổ chức thi công |
d. Bao gồm cả 3 trường hợp a, b và c |
78 |
Cá nhân có trình độ cao đẳng, trung cấp có chứng chỉ hành nghề thiết kế được chủ trì thiết kế công trình cấp mấy? |
b |
a. Cấp II trở xuống |
b. Cấp III trở xuống |
c. Cấp IV |
d. Không được chủ trì thiết kế xây dựng |
79 |
Dự án nào sau đây yêu cầu phải lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng ? |
c |
a. Dự án quan trọng quốc gia |
b. Dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A và nhóm B |
c. Dự án quan trọng quốc gia và dự án nhóm A |
d. Cả ba đáp án trên |
80 |
Nhiệm vụ khảo sát xây dựng do chủ thể nào lập? |
c |
a. Nhà thầu thiết kế |
b. Tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực |
c. Nhà thầu thiết kế hoặc tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực |
d. Người quyết định đầu tư |
81 |
Phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng do chủ thể nào lập? |
b |
a. Nhà thầu thiết kế |
b. Nhà thầu Khảo sát |
c. Tư vấn giám sát |
d. Chủ đầu tư |
82 |
Chỉ dẫn kỹ thuật phải phù hợp với nội dung nào sau đây? |
d |
a. Quy chuẩn kỹ thuật, |
b. Tiêu chuẩn áp dụng cho công trình xây dựng được phê duyệt |
c. Theo yêu cầu của thiết kế xây dựng công trình. |
d. Cả phương án a,b,c |
83 |
Bắt buộc thực hiện lập chỉ dẫn kỹ thuật riêng đối với công trình nào sau đây? |
c |
a. Công trình ảnh hưởng đến an toàn cộng đồng |
b. Toàn bộ các cấp |
c. Cấp đặc biệt, cấp I và cấp II |
d. Công trình quan trọng quốc gia |
84 |
Đối với công trình xây dựng sử dụng vốn đầu tư công ai là người phê duyệt thiết kế kỹ thuật, dự toán xây dựng trường hợp thiết kế ba bước? |
b |
a. Người quyết định đầu tư |
b. Chủ đầu tư |
c. Giám đốc Ban quản lý dự án |
d. Không phải các đáp án trên |
85 |
Đối với công trình xây dựng sử dụng vốn đầu tư công ai là người phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công trong trường hợp thiết kế ba bước? |
a |
a. Chủ đầu tư |
b. Người quyết định đầu tư |
c. Tư vấn thiết kế |
d. Tư vấn giám sát |
86 |
Trong quá trình thẩm định, trường hợp cơ quan chuyên môn về xây dựng yêu cầu người đề nghị thẩm định lựa chọn tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực để thẩm tra, quy định nào là không đúng sau đây? |
c |
a. Việc lựa chọn tổ chức, cá nhân thẩm tra thiết kế xây dựng thực hiện theo hình thức chỉ định thầu rút gọn |
b. Tổ chức tư vấn thẩm tra phải độc lập về pháp lý, tài chính với chủ đầu tư |
c. Việc lựa chọn tổ chức, cá nhân thẩm tra thiết kế xây dựng thực hiện theo hình thức đấu thầu hạn chế được quy định tại pháp luật về đấu thầu. |
d. Tổ chức tư vấn thẩm tra phải độc lập về pháp lý, tài chính với các nhà thầu tư vấn lập thiết kế xây dựng |
87 |
Nhiệm vụ khảo sát xây dựng được lập phục vụ công tác nào sau đây? |
b |
a. Lập tổng mức đầu tư xây dựng |
b. Lập dự án đầu tư xây dựng, thiết kế xây dựng công trình |
c. Đáp án a và b đều đúng |
d. Đáp án a và b đều sai |
88 |
Nhiệm vụ khảo sát xây dựng được sửa đổi, bổ sung trong các trường hợp nào sau đây ? |
d |
a. Trong quá trình thực hiện khảo sát xây dựng, phát hiện các yếu tố khác thường có thể ảnh hưởng trực tiếp đến giải pháp thiết kế |
b. Trong quá trình thiết kế, nhà thầu thiết kế phát hiện nhiệm vụ khảo sát xây dựng, báo cáo khảo sát xây dựng không đáp ứng yêu cầu thiết kế |
c. Trong quá trình thi công, phát hiện các yếu tố địa chất khác thường |
d. Tất cả các trường hợp ở trên |
89 |
Trường hợp nào khi điều chỉnh thiết kế phải trình cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định lại? |
a |
a. Thay đổi kết cấu chịu lực công trình |
b. Thay đổi vật liệu sử dụng nhưng không làm tăng tải trọng tác động lên công trình |
c. Thay đổi biện pháp tổ chức thi công |
d. Bao gồm cả 3 trường hợp a, b và c |
90 |
Chỉ dẫn kỹ thuật được phê duyệt cùng với phê duyệt thiết kế, dự toán hay phê duyệt riêng? |
c |
a. Phê duyệt riêng với phê duyệt thiết kế |
b. Phê duyệt cùng với khi phê duyệt thiết kế |
c. Do người có thẩm quyền phê duyệt quyết định |
d. Chỉ dẫn kỹ thuật không phải phê duyệt |
91 |
Trước khi trình cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định thiết kế, chủ đầu tư có cần phải thuê tư vấn thẩm tra hay không? |
c |
a. Có |
b. Không |
c. Do chủ đầu tư quyết định |
d. Có, nhưng theo yêu cầu của cơ quan chuyên môn về xây dựng |
92 |
Cá nhân có trình độ cao đẳng, trung cấp đã được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế, được chủ trì thiết kế công trình cấp mấy? |
b |
a. Cấp II trở xuống. |
b. Cấp III trở xuống. |
c. Cấp IV. |
d. Không được chủ trì thiết kế xây dựng. |
93 |
Thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ phải đáp ứng các yêu cầu nào? |
d |
a. Tuân thủ tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật |
b. Quy định của pháp luật về sử dụng vật liệu xây dựng |
c. Bảo đảm an toàn chịu lực, an toàn trong sử dụng |
d. Đáp ứng tất cả các yêu cầu nêu tại a, b và c |
94 |
Trường hợp nào khi xây dựng nhà ở riêng lẻ, hộ gia đình không được tự tổ chức thiết kế xây dựng? |
c |
a. Nhà ở có tổng diện tích sàn xây dựng nhỏ hơn 250 m2 |
b. Nhà ở có chiều cao dưới 3 tầng |
c. Nhà ở dưới 3 tầng nhưng có chiều cao trên 12 mét. |
d. Cả 3 trường hợp a, b và c |
95 |
Dự án đầu tư xây dựng bệnh viện nhóm B sử dụng vốn đầu tư công, có công trình cấp cao nhất là cấp I do Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định đầu tư thì phải trình cơ quan nào thẩm định thiết kế kỹ thuật, dự toán xây dựng? |
a |
a. Cơ quan chuyên môn về xây dựng của Bộ Xây dựng |
b. Sở Xây dựng |
c. Cơ quan chuyên môn của người quyết định đầu tư |
d. Cả 3 phương án a, b và c đều sai |
96 |
Dự án đầu tư xây dựng bệnh viện nhóm A sử dụng đầu tư công, có công trình cấp cao nhất là cấp II do Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định đầu tư thì phải trình cơ quan nào thẩm định thiết kế cơ sở? |
a |
a. Cơ quan chuyên môn về xây dựng của Bộ Xây dựng |
b. Sở Xây dựng |
c. Sở Kế hoạch và đầu tư |
d. Cơ quan chuyên môn của người quyết định đầu tư |
97 |
Chủ đầu tư có quyền gì trong công tác thiết kế xây dựng? |
c |
a. Tự thực hiện thiết kế xây dựng khi không đủ điều kiện năng lực hoạt động theo quy định |
b. Yêu cầu nhà thầu thiết kế xây dựng sửa đổi, bổ sung thiết kế xây dựng không tuân thủ quy chuẩn xây dựng |
c. Đình chỉ thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng thiết kế xây dựng theo quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan |
d. Không được giám sát thực hiện hợp đồng thiết kế đã ký kết với nhà thầu |
|
3.7. Câu hỏi Chuyên môn – Thiết kế xây dựng công trình – Công trình Thủy lợi, đê điều – Hạng I |
|
1 |
Cấp công trình thủy lợi xác định theo Bảng 1- QCVN 04-05:2022 được xem xét nâng lên một cấp (trừ công trình cấp đặc biệt) khi: |
b |
a. Nếu các hạng mục công trình chính xảy ra sự cố có thể gây thiệt hại cho công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia hoặc trung tâm kinh tế – chính trị quan trọng |
b. Nếu một trong các hạng mục công trình chính xảy ra sự cố có thể gây thiệt hại cho công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia hoặc trung tâm kinh tế – chính trị quan trọng |
c. Nếu các hạng mục công chủ yếu xảy ra sự cố có thể gây thiệt hại cho công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia hoặc trung tâm kinh tế – chính trị quan trọng |
d. Nếu một trong các hạng mục công trình xảy ra sự cố có thể gây thiệt hại cho công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia hoặc trung tâm kinh tế – chính trị quan trọng |
2 |
Công trình thủy lợi cấp II, mức bảo đảm tiêu cho khu dân cư, đô thị, khu công nghiệp,….có mặt trong hệ thống thủy lợi được lấy như thế nào? |
a |
a. Lấy theo tiêu chuẩn tiêu cho khu dân cư, đô thị, khu công nghiệp,…. và do cấp có thẩm quyền quy định nhưng không được thấp hơn mức đảm bảo tiêu 90% |
b. Lấy theo tiêu chuẩn tiêu cho khu dân cư, đô thị, khu công nghiệp,…nhưng không được thấp hơn mức đảm bảo tiêu 90% |
c. Do cấp có thẩm quyền quy định nhưng không được thấp hơn mức đảm bảo tiêu 90% |
d. Lấy theo tiêu chuẩn tiêu cho khu dân cư, đô thị, khu công nghiệp,…. và do cấp có thẩm quyền quy định nhưng không được thấp hơn mức đảm bảo tiêu 85% |
3 |
Khi thiết kế xây dựng công trình (trừ những công trình mà trong thực tế chưa có hình mẫu xây dựng tương tự) thì cấp công trinh là cấp mấy thì phải tiến hành một số nghiên cứu thực nghiệm để đối chứng, hiệu chỉnh, chính xác hoá các thông số kỹ thuật và tăng thêm độ tin cậy cho đồ án |
a |
a. Cấp I trở lên |
b. Cấp II trở lên |
c. Cấp đặc biệt |
d. Cấp II trở lên (nếu có kinh phí) |
4 |
Yêu cầu cống lấy nước đặt dưới đập đất hoặc đập đá của các hồ chứa nước có dung tích từ 20 x 106 m3 trở lên |
a |
a. Phải đặt trong hành lang dưới đập để thuận lợi cho công tác kiểm tra, sửa chữa và đảm bảo điều kiện làm việc an toàn cho cống và đập |
b. Phải đặt trong hành lang dưới đập để thuận lợi cho công tác kiểm tra, sửa chữa |
c. Phải đặt trong hành lang dưới đập để thuận lợi cho công tác kiểm tra và đảm bảo điều kiện làm việc an toàn cho cống và đập |
d. Phải đặt trong hành lang dưới đập để thuận lợi cho công tác bố trí các thiết bị quan trắc và đảm bảo điều kiện làm việc an toàn cho cống và đập |
5 |
Giới hạn phạm vi khoan phụt tạo màng chống thấm nền đập là nền đá của đập đất cấp I, cấp đặc biệt |
c |
a. Không vượt quá vị trí nền có lượng mất nước từ 5 đến 7Lu, cộng thêm 3m |
b. Không vượt quá vị trí nền có lượng mất nước từ 3 đến 5Lu, cộng thêm 3m |
c. Không vượt quá vị trí nền có lượng mất nước từ 3 đến 5Lu, cộng thêm 3m |
d. Không vượt quá vị trí nền có lượng mất nước từ 5 đến 7Lu, cộng thêm 5m |
6 |
Tuyến đê giao cắt với các công trình xây dựng xây dựng thuộc chuyên ngành khác (đường giao thông, bến cảng, công trình dân dụng, công trình quốc phòng), cấp công trình xác định như sau: |
b |
a. Cấp của các trình xây dựng thuộc chuyên ngành khác giao cắt với đê sông hoặc có mặt trong thành phần dự án xây dựng công trình đê sông lấy theo cấp của công trình xây dựng thuộc chuyên ngành. |
b. Cấp của các công trình xây dựng thuộc chuyên ngành khác giao cắt với đê sông hoặc có mặt trong thành phần dự án xây dựng công trình đê sông không được thấp hơn cấp của công trình đê sông |
c. Cấp của các công trình xây dựng thuộc chuyên ngành khác giao cắt với đê sông hoặc có mặt trong thành phần dự án xây dựng công trình đê sông lấy theo cấp của các công trình thủy công |
d. Cấp của các công trình xây dựng thuộc chuyên ngành khác giao cắt với đê sông hoặc có mặt trong thành phần dự án xây dựng công trình đê sông lấy theo cấp cấp của công trình đê sông |
7 |
Khi xảy ra sạt trượt cục bộ mái đê mà nguyên nhân chủ yếu lầ do chất lượng đắp đê không đảm bảo thì cần xử lý |
c |
a. Thiết thì phải thiết kế sửa lại mái cho thoải hơn bằng phương pháp đắp bù |
b. Đào hết khối đất trượt sau đó đắp lại, tăng hệ số mái |
c. Đào hết khối đất trượt sau đó đắp lại, đầm chặt đạt chỉ tiêu thiết kế và khôi phục lại mặt cắt như nguyên trạng |
d. Gia cố chân đê, đắt bù phần sạt trượt |
8 |
Khi thiết kế xây dựng công trình thủy lợi dạng khối lớn phải xem xét phân bổ hợp lý vật liệu trong thân công trình, phù hợp với trạng thái nào? |
b |
a. Trạng thái dẻo chảy, biến dạng, yêu cầu chống thấm |
b. Trạng thái ứng suất, biến dạng, yêu cầu chống thấm và các yêu cầu cấu tạo khác |
c. Trạng thái ứng suất, phân bố nhiệt, yêu cầu chống thấm |
d. Trạng thái ứng suất, biến dạng, phân bố nhiệt |
9 |
Khi việc lấy nước (hoặc tiêu nước) gây ảnh hưởng xấu đến những hộ dùng nước hoặc dân sinh, môi trường hiện có thì cơ quan lập dự án cần làm gì? |
a |
a. Luận chứng về các ảnh hưởng này, nêu giải pháp khắc phục và làm sáng tỏ tính ưu việt khi có thêm dự án mới |
b. Luận chứng về các tác động môi trường, nêu giải pháp khắc phục và làm sáng tỏ tính ưu việt khi có thêm dự án mới |
c. Luận chứng về các tác động kinh tế, nêu giải pháp khắc phục và làm sáng tỏ tính ưu việt khi có thêm dự án mới |
d. Luận chứng về các tác động xã hội, nêu giải pháp khắc phục và làm sáng tỏ tính ưu việt khi có thêm dự án mới |
10 |
Tính toán thiết kế phòng lũ cụm công trình đầu mối các loại dựa vào các loại tần suất nào? |
c |
a. Tần suất thiết kế |
b. Tần suất lũ cực hạn |
c. Tần suất kiểm tra, Tần suất thiết kế, hoặc có thêm tần suất vượt kiểm tra |
d. Tần suất mưa cực đại |
11 |
Tần suất dòng chảy lớn nhất để thiết kế chặn dòng trong một mùa khô, không lớn hơn trị số nào đối với công trình cấp đặc biệt? |
c |
a. 1% |
b. 2% |
c. 5% |
d. 10% |
12 |
Thời gian quy định ngưỡng cửa lấy nước của công trình cấp 1 để không bị bùn cát bồi lấp trong thời kỳ khai thác sau khi hồ tích nước không được ít hơn: |
b |
a. 200 năm |
b.100 năm |
c. 90 năm |
d. 150 năm |
13 |
Ngoài tràn xả lũ chính, những hồ nào phải bố trí thêm tràn xả lũ dự phòng (tràn xả lũ vượt kiểm tra)? |
c |
a. Hồ từ cấp III trở lên. |
b. Hồ từ cấp II trở lên. |
c. Hồ từ cấp I trở lên. |
d. Chỉ áp dụng cho hồ cấp đặc biệt. |
14 |
Trong thiết kế công trình xả lũ, khi nào thì phải làm thí nghiệm mô hình đề luận chứng tính hợp lý về bố trí và thiết kế thủy lực? |
b |
a. Công trình cấp I trở lên. |
b. Công trình cấp I trở lên hoặc công trình cấp II có điều kiện thủy lực phức tạp. |
c. Công trình cấp II trở lên. |
d. Công trình cấp III trở lên. |
15 |
Khi sử dụng nhiều loại đất để đắp đập, chỉ tiêu thiết kế của đất đắp được xác định như thế nào? |
c |
a. Bằng chỉ tiêu trung bình, áp dụng chung cho toàn mặt cắt. |
b. Bằng chỉ tiêu của loại đất yếu nhất. |
c. Thí nghiệm và chọn chỉ tiêu tương ứng cho từng loại đất bố trí ở từng vùng riêng biệt của mặt cắt. |
d. Thí nghiệm với mẫu bằng vật liệu trộn lẫn tất cả các loại đất. |
16 |
Chiều dày đáy tường nghiêng bằng bê tông cốt thép của đập đất chọn bằng bao nhiêu? |
d |
a. Không nhỏ hơn H/Jcp (H-cột nước làm việc lớn nhất; Jcp: của vật liệu bê tông) |
b. Không nhỏ hơn H/10. |
c. Theo điều kiện cấu tạo. |
d. Bằng 0,3 + m.H (mét); m lấy từ 0,003 đến 0,004. |
17 |
Khi có cống ngầm đặt dưới đập đất thì cần áp dụng biện pháp nào để nối tiếp thân cống với đất đắp đập? |
c |
a. Làm các tường (cừ tai) cắm vào thân đập. |
b. Làm tầng lọc ngược bao quanh ống cống ở đoạn cuối cống. |
c. Cả a, b và đắp đất sét bọc quanh cống. |
d. Cả a và b. |
18 |
Chiều rộng của khớp nối nhiệt lâu dài của đập bê tông trên nền đá được xác định trên cơ sở tính toán biến dạng của các đoạn đập kề nhau và có đặc điểm nào sau đây? |
a |
a. Thay đổi theo khoảng cách ngang từ vị trí xét đến mặt thượng lưu đập. |
b. Thay đổi theo khoảng cách đứng từ vị trí xét đến mặt nền. |
c. Cả a và b. |
d. Không thay đổi trên toàn khớp nối. |
19 |
Bảo vệ mặt tràn không bị xâm thực khi lưu tốc dòng chảy vượt quá 15m/s, cần bổ sung biện pháp nào sau đây? |
c |
a. Bọc thép phần mặt tràn có khả năng bị xâm thực. |
b. Làm mố nhám trên mặt tràn để giảm vận tốc dòng chảy. |
c. Cả a và b. |
d. Hạn chế mở cửa van để khống chế lưu tốc trên mặt tràn. |
20 |
Mục đích bố trí tầng lọc ngược phía dưới lớp gia cố mái thượng lưu đập đất là gì? |
b |
a. Đề giảm chiều dày lớp gia cố chính. |
b. Phòng chống xói trôi đất thân đập do sóng và khi mực nước hồ hạ đột ngột. |
c. Giảm lún không đều của lớp gia cố chính. |
d. Cả 3 ý trên. |
21 |
Chiều dày đáy lõi chống thấm ở đập đất nhiều khối được chọn như thế nào? |
d |
a. Theo điều kiện cấu tạo với mái hai bên lõi m = 0,2 |
b. Thỏa mãn độ bền chống thấm của loại đất làm lõi: t = Z/Jcp |
c. Không nhỏ hơn 1/4 chiều cao cột nước. |
d. Cả b và c. |
22 |
Khi phụt vữa xi măng trong nền đá của đập đất với điều kiện địa chất bình thường và chiều dày màn phụt từ 1 đến 2m thì gradient thủy lực cho phép của màn bằng bao nhiêu? |
b |
a. 25 |
b. 18 |
c. 12 |
d. 10 |
23 |
Trong kết cấu của khớp nối biến dạng lâu dài của đập bê tông cần bố trí những bộ phận gì? |
c |
a. Vật chắn nước, ống thu nước phía sau vật chắn. |
b. Giếng và hành lang kiểm tra, sửa chữa. |
c. Cả a và b. |
d. Cả a, b và ống để rót vật liệu chống thấm vào khớp nối. |
24 |
Khi thiết kế đập bê tông trên nền không phải đá có sử dụng cừ chống thấm phía dưới sân trước đập thì chiều sâu đóng cừ được chọn như thế nào? |
b |
a. Chiều sâu đóng cừ không nhỏ hơn 3m. |
b. Chiều sâu đóng cừ không nhỏ hơn 2,5m; chiều sâu phần cừ đóng vào đất khống thấm không nhỏ hơn 1m. |
c. Chiều sâu phần cừ đóng vào đất không thấm không nhỏ hơn 0,5m |
d. Cả a và c. |
25 |
Khi thiết kế mặt cắt đập bê tông, khoảng cách bt từ mặt thượng lưu đập đến trục ống tiêu nước hay mặt thượng lưu của hành lang cần lấy bằng bao nhiêu? |
c |
a. Không nhỏ hơn h/Jcp, với h- cột nước trên mặt cắt tính toán, Jcp-gradient thấm cho phép của bê tông mặt thượng lưu đập. |
b. Theo a, nhưng không nhỏ hơn 1m. |
c. Theo a, nhưng không nhỏ hơn 2m. |
d. Theo a, nhưng không nhỏ hơn 3m. |
26 |
Khi thiết kế đập bê tông trên nền đá, khoảng cách từ mặt hạ lưu của màn chống thấm đến vị trí của lỗ khoan thoát nước không được nhỏ hơn 2 lần khoảng cách giữa các lỗ khoan của màn chống thấm và điều kiện nào sau đây? |
c |
a. Không nhỏ hơn 2m. |
b. Không nhỏ hơn 3m. |
c. Không nhỏ hơn 4m. |
d. Không nhỏ hơn 5m. |
27 |
Sân phù thượng lưu để chống thấm cho nền bồi tích của đập đất nên áp dụng khi nào? |
c |
a. Nền bồi tích dày. |
b. Có sẵn đất chống thấm thích hợp ở gần vị trí đập. |
c. Cả a và b, áp dụng với đập vừa và thấp. |
d. Cả a và b. |
28 |
Để chống thấm cho nền bồi tích của đập đất, việc sử dụng tường răng có hiệu quả nhất trong điều kiện nào? |
a |
a. Nền thấm có chiều dày dưới 10m; mực nước ngầm thấp. |
b. Đập vừa và thấp. |
c. Đập vừa và cao. |
d. a và b. |
29 |
Vị trí hợp lý của tường răng chống thấm cho nền đập đất đồng chất được xác định như thế nào? |
b |
a. Tại tim đập. |
b. Cách chân đập thượng lưu từ 1/2 đến 1/3 bề rộng đáy đập. |
c. Cách chân đập thượng lưu từ 1/3 đến 1/4 bề rộng đáy đập. |
d. Sát chân đập thượng lưu. |
30 |
Khi thiết kế đập đất từ cấp II trở lên, chiều sâu màn phụt chống thấm trong nền đá nứt nẻ mạnh được quy định như thế nào? |
c |
a. Đến độ sâu có lượng mất nước từ 3Lu đến 5Lu, cộng thêm 5m. |
b. Không vượt quá 0,5H (H- đầu nước tại mặt cắt đang xét). |
c. Theo a, nhưng không vượt quá 1H. |
d. Cả a và b. |
31 |
Khi thiết kế công trình thủy lợi (đập ngăn nước, đập kiểm soát triều, đập ngăn mặn giữ ngọt) theo công nghệ mới với phương án xem xét là đập xà lan trên nền đất dính, tư vấn thiết kế cần xém xét lựa chọn xác định khẩu độ thoát nước nhằm đảm bảo mục tiêu và nhiệm vụ của công trình. Khẩu độ này nên được lựa chọn theo phương án nào trong các phương án sau đây: |
b |
a. Nên chọn khẩu độ đập lớn làm cho lưu lượng đơn vị qua đập quá nhỏ. Khẩu độ thoát nước nên lựa chọn bằng 80% đến 90% bề rộng thoát nước của sông hiện trạng. |
b. Không nên chọn khẩu độ đập quá lớn làm cho lưu lượng đơn vị qua đập quá nhỏ vừa gây bồi lắng cho công trình vừa làm tăng khối lượng công trình gây lãng phí. Khẩu độ thoát nước nên lựa chọn bằng 60% đến 80% bề rộng thoát nước của sông hiện trạng. |
c. Nên chọn khẩu độ đập nhỏ làm tăng lưu lượng đơn vị qua đập tránh gây bồi lắng ở thượng hạ lưu công trình. Khẩu độ thoát nước nên lựa chọn bằng 40% đến 60% bề rộng thoát nước của sông hiện trạng. |
d. Nên chọn khẩu độ đập lớn giúp giảm lưu lượng đơn vị qua đập tránh gây xói lở ở thượng hạ lưu công trình. Khẩu độ thoát nước nên lựa chọn bằng 75% đến 85% bề rộng thoát nước của sông hiện trạng |
32 |
Khi thiết kế công trình thủy lợi (đập ngăn nước, đập kiểm soát triều, đập ngăn mặn giữ ngọt) theo công nghệ mới với phương án xem xét là đập xà lan trên nền đất dính, khi tính toán thiết kế cho thấy khi đặt đập xà lan trên nền đất không đảm bảo ổn định do lực đứng V > Vo, hoặc lún quá lớn thì có thể dùng biện pháp nào sau đây để xử lý: |
a |
a. Xử lý nền bằng giải pháp cọc tràm hoặc cọc xi măng đất. |
b. Xử lý nền đập xà lan bằng lớp tiếp xúc đá dăm |
c. Sử dụng bản cản trượt để tăng khả năng chịu lực ngang của đập xà lan. |
d. Tất cả các biện pháp trên |
33 |
Khi thiết kế công trình thủy lợi (đập ngăn nước, đập kiểm soát triều, đập ngăn mặn giữ ngọt) theo công nghệ mới với phương án xem xét là đập xà lan trên nền đất ở trạng thái dẻo mềm, dẻo chảy và chảy, các loại đất bùn, đất than bùn, khi tính toán thiết kế cho thấy khi đặt đập xà lan trên nền đất không đảm bảo ổn định do lực đứng V < Vo, tải trọng ngang H không quá lớn thì có thể dùng biện pháp nào sau đây để xử lý: |
b |
a. Xử lý nền bằng giải pháp cọc tràm hoặc cọc xi măng đất. |
b. Xử lý nền đập xà lan bằng lớp tiếp xúc đá dăm |
c. Sử dụng bản cản trượt để tăng khả năng chịu lực ngang của đập xà lan. |
d. Tất cả các biện pháp trên |
34 |
Khi thiết kế công trình thủy lợi (đập ngăn nước, đập kiểm soát triều, đập ngăn mặn giữ ngọt) theo công nghệ mới với phương án xem xét là đập xà lan trên nền đất dính, khi tính toán thiết kế cho thấy khi đặt đập xà lan trên nền đất không đảm bảo ổn định trượt thì có thể dùng biện pháp nào sau đây để xử lý: |
c |
a. Xử lý nền bằng giải pháp cọc tràm hoặc cọc xi măng đất. |
b. Xử lý nền đập xà lan bằng lớp tiếp xúc đá dăm |
c. Sử dụng bản cản trượt để tăng khả năng chịu lực ngang của đập xà lan. |
d. Sử dụng kết hợp phương án a và phương án b |
35 |
Đập xà lan là công trình bê tông cốt thép trên nền đất nên yêu cầu bố trí thiết bị quan trắc cần tuân theo TCVN 8215: 2009. Việc quan trắc chuyển vị của các trụ pin, trụ biên, áp lực thấm ở nền, đường bão hòa ở hai mang đập xà lan là rất quan trọng cần phải bố trí thiết bị quan trắc. Sau khi tính toán xác định được công trình có cấp công trình là cấp III, thì cần bố trí các nội dung quan trắc nào sau đây: |
a |
a. Quan trắc chuyển vị và quan trắc thấm |
b. Quan trắc thấm |
c. Quan trắc áp lực nước, mạch động |
d. Cả ba nội dung quan trắc trên |
36 |
Hãy chọn câu trả lời ĐÚNG cho các câu khẳng định sau về xác định cấp công trình đê biển xây mới theo TCVN hiện hành? |
b |
a. Cấp công trình đê biển không cần căn cứ vào cấp của công trình bảo vệ bờ có liên quan |
b. Cấp của công trình đê biển có thể xem xét điều chỉnh tăng lên một cấp để bảo vệ thành phố và các khu vực kinh tế, văn hóa, công nghiệp, quốc phòng, an ninh quan trọng. |
c. Hai đoạn đê biển khác cấp nối liền nhau bắt buộc phải chỉnh cùng 1 cấp đê |
d. Cấp công trình đê biển xác định theo các tiêu chí khác nhau thì giống như nhau |
37 |
Đê cho phép sóng tràn qua đỉnh khi thiết kế cần lưu ý vấn đề nào sau đây: |
a |
a. Mặt đê và mái đê phía đồng cần bố trí hệ thống thoát nước kịp thời, gia cố mái đê phía đồng hoặc có biện pháp giảm chiều cao sóng trước đê |
b. Mái đê phía biển cần bố trí hệ thống thoát nước kịp thời, gia cố mái đê phía biển hoặc có biện pháp giảm chiều cao sóng trước đê |
c. Mặt đê cần làm rộng kết hợp đường giao thông trên đỉnh đê |
d. Tường đỉnh chắn sóng không nên cao quá vật liệu bê tông, bê tông cốt thép hoặc các loại vật liệu khác |
38 |
Khối lượng khối phủ (đá hoặc cấu kiện bê tông) đặt ổn định trên mái nghiêng của đê/kè biển phụ thuộc vào những yếu tố nào sau đây? |
c |
a. Khối lượng riêng của nước ngọt, hệ số mái đê phía đồng, chiều rộng đỉnh đê |
b. Khối lượng riêng nước biển, hệ số mái đê phía đồng và hệ số mái đê phía biển |
c. Chiều cao sóng tính toán, hệ số ổn định của khối phủ mái KD, hệ số mái đê phía biển |
d. Chiều cao sóng leo tính toán, khối lượng riêng của nước ngọt, hệ số mái đê phía đồng |
39 |
Khi cần xử lý nền đê biển đắp trên đất yếu, giải pháp nào nên được sử dụng khi độ dày tầng đất yếu nhỏ hơn 3m? |
d |
a. Sử dụng vải địa kỹ thuật |
b. Đắp lăng thể phản áp |
c. Cố kết nền, thoát nước theo phương thẳng đứng và thoát nước hai chiều |
d. Thay nền đất yếu bằng vật liệu khác có chỉ tiêu cơ lý tốt hơn |
40 |
Khi thiết kế lớp bảo vệ mái đê phía biển hoặc kè biển bằng kết cấu là đá xây hoặc bê tông đổ tại chỗ cần lưu ý điều gì để tránh áp lực đẩy ngược lớn làm phá hoại lớp bảo vệ/tấm kè? |
a |
a. Đục lỗ thoát nước theo hình hoa mai đường kính lỗ từ 5cm tới 10cm ở phần mực nước thay đổi, dưới làm lớp lọc thoát nước dễ dàng |
b. Làm khe biến dạng khoảng cách các khe từ 5m tới 15m dọc theo hướng trục đê |
c. Làm kết cấu lớp bảo vệ xây trong các khung bê tông hoặc bê tông cốt thép gia cố |
d. Làm các lớp vải địa kỹ thuật đặt dưới các kết cấu bảo vệ |
41 |
Trong thiết kế đập đất, vị trí nào sau đây là phù hợp nhất để bố trí màn khoan phụt cho đập đất đồng chất? |
d |
a. Tại chân khay của bộ phận chống thấm, cách chân đập thượng lưu từ 1/3 đến 1/2 bề rộng đáy đập. |
b. Tại chân khay của bộ phận chống thấm, cách chân đập thượng lưu từ 1/4 đến 1/3 bề rộng đáy đập. |
c. Trùng với trục đập hoặc tim cơ thượng lưu. |
d. Cả a và c đều đúng |
42 |
Một loại đất có các đặc tính sau: Hàm lượng muối sunphat: 11% theo trọng lượng; Hàm lượng chất hữu cơ đã phân hủy hoàn toàn ở trạng thái không định hình: 9% theo trọng lượng; Độ ẩm tự nhiên: 18%; Chỉ số dẻo: 15. Hãy đánh giá khả năng sử dụng loại đất này làm vật liệu đắp đập: |
b |
a. Có thể sử dụng trực tiếp làm vật liệu đắp đập |
b. Không thể sử dụng làm vật liệu đắp đập |
c. Có thể sử dụng sau khi xử lý giảm hàm lượng chất hữu cơ xuống dưới 5% |
d. Có thể sử dụng sau khi xử lý giảm hàm lượng muối sunphat xuống dưới 5% |
43 |
Một loại đất có các đặc tính sau: Hàm lượng muối sunphat: 11% theo trọng lượng; Hàm lượng chất hữu cơ đã phân hủy hoàn toàn ở trạng thái không định hình: 9% theo trọng lượng; Độ ẩm tự nhiên: 18%; Chỉ số dẻo: 15. Hãy đánh giá khả năng sử dụng loại đất này làm vật liệu đắp đập: |
d |
a. Có thể sử dụng trực tiếp làm vật liệu đắp đập |
b. Không thể sử dụng làm vật liệu đắp đập |
c. Có thể sử dụng sau khi xử lý giảm hàm lượng chất hữu cơ xuống dưới 5% |
d. Có thể sử dụng sau khi xử lý giảm hàm lượng muối sunphat xuống dưới 5% |
44 |
Khi sử dụng đất sét có tính trương nở để đắp đập và làm vật liệu chống thấm trong đập, cần áp dụng biện pháp nào sau đây để đảm bảo đập ổn định? |
d |
a. Tăng độ ẩm đất đắp lên trên 5% so với độ ẩm tối ưu (Wop) |
b. Giảm nhẹ dung trọng khô nhưng độ chặt (K) không được thấp hơn 0,90 |
c. Đắp lớp bảo vệ và gia tải lên trên tạo áp lực ngoài nhỏ hơn áp lực trương nở |
d. Giảm nhẹ dung trọng khô nhưng độ chặt (K) không được thấp hơn 0,95; tăng độ ẩm đất đắp lên trên (2 đến 3) % so với độ ẩm tối ưu (Wop) |
45 |
Khi thiết kế tường nghiêng chống thấm bằng bê tông cốt thép cho một đập đất có chiều cao 55m, cột nước lớn nhất ứng với MNDBT là 50m, biến dạng lún lớn nhất dự kiến của thân đập là 0.5% chiều cao đập. Chiều dày phần đáy tối thiểu của tường nghiêng này nên là bao nhiêu? |
b |
a. 0,3 m |
b. 0,45 m |
c. 0,50 m |
d. 0,525 m |
46 |
Một đập đất cấp đặc biệt có chiều cao 75m được xây dựng ở vùng có lượng mưa lớn và hoạt động trong điều kiện bình thường. Hệ số an toàn nhỏ nhất cho phép [K] theo quy định là 1.5. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả kinh tế, hệ số an toàn tính toán không nên vượt quá bao nhiêu so với hệ số an toàn nhỏ nhất cho phép? |
c |
a. 1,50 |
b. 1,65 |
c. 1,8 |
d. 2,00 |
47 |
Khi xác định trạng thái ứng suất – biến dạng của đập và nền móng, việc xem xét các hành lang theo hướng dọc theo trục đập được yêu cầu trong trường hợp nào? |
d |
a. Khi chiều rộng của hành lang lớn hơn 5% chiều rộng của đập |
b. Khi kích thước tổng thể mặt cắt ngang lớn nhất của lỗ khoét lớn hơn 10% chiều cao của đập |
c. Khi chiều cao của hành lang lớn hơn 5% chiều cao của đập |
d. Khi kích thước tổng thể mặt cắt ngang lớn nhất của lỗ khoét lớn hơn 10% chiều rộng của đập |
48 |
Trong trường hợp thiết kế đập trên nền đá với tỷ số 5≤lch/h≤10 (trong đó lch chiều rộng của hẻm núi ở cao độ đỉnh đập, h là chiều cao của đập), những loại đập nào có thể được xem xét để lựa chọn? |
d |
a. Đập trọng lực hoặc trụ chống. |
b. Đập vòm hoặc vòm trọng lực. |
c. Đập bản chống hoặc đập vòm. |
d. Cả a và b đều đúng. |
49 |
Kè bảo vệ trực tiếp mái đê, bờ sông bao gồm: |
c |
a. Kè mái nghiêng, kè tường đứng, kè sườn chống. |
b. Kè mái nghiêng, kè tường đứng, kè tường cừ bản thép. |
c. Kè mái nghiêng, kè tường đứng, kè tường đứng kết hợp kè mái nghiêng. |
d. Kè mái nghiêng, kè tường đứng, kè sườn chống, kè tường cừ bản thép. |
50 |
Kè mỏ hàn bao gồm: |
a |
a. Kè mỏ hàn bằng đá hộc, kè mỏ hàn lõi đất có lớp phủ bảo vệ, kè mỏ hàn cọc. |
b. Kè mỏ hàn bằng đá hộc, kè mỏ hàn lõi đất có lớp phủ bảo vệ, kè mỏ hàn gỗ. |
c. Kè mỏ hàn bằng đá hộc, kè mỏ hàn lõi đất bọc đá, kè mỏ hàn gỗ. |
d. Kè mỏ hàn bằng đá hộc, kè mỏ hàn lõi đất bọc đá, kè mỏ hàn cọc |
51 |
Theo nhiệm vụ, cống được phân thành các loại sau: |
b |
a. Cống tưới, cống tiêu, cống điều tiết, cống phân lũ, cống ngăn triều. |
b. Cống lấy nước, cống tiêu nước, cống điều tiết, cống phân lũ, cống ngăn triều. |
c. Cống lấy nước, cống tiêu nước, cống điều tiết, cống phân lũ, cống ngăn triều, cống giữ ngọt. |
d. Cống tưới, cống tiêu, cống điều tiết, cống phân lũ, cống ngăn triều, cống giữ ngọt. |
52 |
Đối với kênh có chiều sâu H như thế nào thì cần phải làm thêm cơ ở cả hai mái (mái trong và mái ngoài) để tăng hệ số an toàn ổn định chống trượt? |
a |
a. Kênh có chiều sâu H lớn hơn 5,0 m; |
b. Kênh có chiều sâu H lớn hơn 4,5 m; |
c. Kênh có chiều sâu H lớn hơn 4,0 m; |
d. Kênh có chiều sâu H lớn hơn 3,5 m. |
53 |
Để tránh sự phát triển của cỏ dại trong lòng kênh, vận tốc nhỏ nhất trong kênh không được nhỏ hơn giá trị nào sau đây? |
b |
a. 0,2 m/s; |
b. 0,3 m/s; |
c. 0,4 m/s; |
d. 0,5 m/s. |
54 |
Để đảm bảo tấm bê tông lắp ghép tiếp xúc tốt với nền đất dính, cần có lớp đệm bằng sạn, sỏi đã được san phẳng với chiều dày là bao nhiêu? |
d |
a. 2 cm đến 3 cm; |
b. 3 cm đến 4 cm; |
c. 4 cm đến 6 cm; |
d. 5 cm đến 10 cm. |
55 |
Mô hình mưa tiêu thiết kế cho hệ thống thủy lợi phụ vụ cho sản xuất nông nghiệp bao gồm? |
b |
a. Tổng lượng mưa của cả trận mưa tương ứng với tần suất thiết kế và phân phối lượng mưa theo thời gian của trận mưa; |
b. Số ngày mưa của trận mưa, tổng lượng mưa của cả trận mưa tương ứng với tần suất thiết kế, và phân phối lượng mưa theo thời gian của trận mưa; |
c. Số ngày mưa của trận mưa, tổng lượng mưa của cả trận mưa tương ứng với tần suất thiết kế, và cường độ mưa bình quân; |
d. Số ngày mưa của trận mưa, tổng lượng mưa của cả trận mưa tương ứng với tần suất thiết kế và phân phối lượng mưa theo thời gian của trận mưa. |
56 |
Các yếu tố cần thiết khi xác định mức đảm bảo thiết kế chung cho hệ thống kênh có nhiều chức năng? |
c |
a. Số lượng đối tượng phục vụ trong hệ thống và tỷ lệ về tổng lượng nước cần đáp ứng cho từng đối tượng; |
b. Mức đảm bảo phục vụ cho đối tượng và số lượng đối tượng phục vụ trong hệ thống; |
c. Mức đảm bảo phục vụ cho đối tượng, tỷ lệ về tổng lượng nước cần đáp ứng cho từng đối tượng, và số lượng đối tượng phục vụ trong hệ thống; |
d. Mức đảm bảo phục vụ cho đối tượng, tỷ lệ về tổng lượng nước cần đáp ứng cho từng đối tượng, và chiều dài của tuyến kênh cấp nước. |
57 |
Khoảng cách tối thiểu giữa các thanh thép trong đúc cấu kiện kênh bê tông cốt thép đúc sẵn căn cứ theo: |
c |
a. Đường kính cốt thép, khoảng cách lớn nhất không nên chọn quá 20 cm; |
b. Đường kính cốt thép, khoảng cách lớn nhất không nên chọn quá 15 cm; |
c. Đường kính cốt thép, khoảng cách lớn nhất không nên chọn quá 10 cm; |
d. Đường kính cốt thép, khoảng cách lớn nhất không nên chọn quá 5 cm. |
58 |
Theo quy định trong TCVN 4118 : 2021 khi thiết kế kênh xây, kênh bê tông và kênh làm bằng các loại vật liệu kiên cố thì với lưu lượng từ bao nhiêu m3/s trở lên thì phải tính toán kết cấu bản đáy và bờ kênh? |
c |
a. 2 m3/s; |
b. 5 m3/s; |
c. 10 m3/s; |
d. 15 m3/s. |
59 |
Khi tính toán lưu lượng bất thường của kênh, ứng với lưu lượng thiết kế nào sau đây thì lấy hệ số KQ (hệ số bất thường) từ 1,15 đến 1,20 ? |
b |
a. Qtk< 1,0 m3/s; |
b. Qtk từ 1,0 m3/s đến 10,0 m3/s; |
c. Qtk từ 10,0 m3/s đến 50,0 m3/s; |
d. Qtk > 50,0 m3/s. |
60 |
Cao độ mực nước thiết kế của hệ thống kênh cấp nước phụ thuộc vào: |
d |
a. Cao độ mặt ruộng được tưới; |
b. Tổn thất cột nước của dòng chảy dọc theo tuyến kênh đưa nước đến mặt ruộng; |
c. Tổn thất cột nước khi chảy qua các công trình trên kênh; |
d. Cả 3 ý trên. |
61 |
Đối với trạm bơm cấp nước tưới, vị trí trạm bơm cần đảm bảo? |
d |
a. Đặt ở vị trí cao để khống chế được hầu hết diện tích cần tưới mà đường kênh (hoặc đường ống) tưới là ngắn nhất và khối lượng đào đắp ít nhất; |
b. Lấy nước xuôi thuận, không gây bồi lắng ở cửa lấy nước, không gây xói lở bờ nguồn nước; |
c. Hạn chế sự lắng đọng bùn cát làm bồi lấp cửa lấy nước và công trình dẫn nước; hạn chế lắng đọng bùn cát trên kênh (hoặc đường ống) tưới. |
d. Cả a, b và c |
62 |
Đối với trạm bơm thoát nước, vị trí trạm bơm cần đảm bảo ? |
d |
a. Đặt ở vị trí thấp để khống chế diện tích tiêu nhiều nhất, tập trung nước nhanh về trạm bơm, |
b. Khối lượng đào đắp hệ thống kênh (hoặc đường ống) tiêu là ít nhất; |
c. Thích hợp với việc phân khu tiêu nước, giảm bớt năng lượng tiêu thụ, các công trình không chồng chéo lên nhau |
d. Cả a, b và c |
63 |
Mực nước nhỏ nhất thiết kế ở bể hút trạm bơm cấp nước (Zbh.min.TK) có quan hệ với mực nước nhỏ nhất ở nguồn nước ứng với mức đảm bảo phục vụ ? |
b |
a. Tần suất 90% đối với trạm bơm có cấp công trình từ cấp đặc biệt đến cấp III; |
b. Tần suất 85% đối với trạm bơm có cấp công trình từ cấp đặc biệt đến cấp III; |
c. Tần suất 80% đối với trạm bơm có cấp công trình từ cấp đặc biệt đến cấp III; |
d. Tần suất 75% đối với trạm bơm có cấp công trình từ cấp đặc biệt đến cấp III. |
64 |
Mực nước bể hút nhỏ nhất kiểm tra của trạm bơm cấp nước (Zbh.min.KT) có quan hệ với mực nước nhỏ nhất ở nguồn nước ứng với? |
b |
a. Tần suất 95% đối với trạm bơm có cấp công trình từ cấp đặc biệt đến cấp III; |
b. Tần suất 90% đối với trạm bơm có cấp công trình từ cấp đặc biệt đến cấp III; |
c. Tần suất 85% đối với trạm bơm có cấp công trình từ cấp đặc biệt đến cấp III |
d. Tần suất 80% đối với trạm bơm có cấp công trình từ cấp đặc biệt đến cấp III |
65 |
Các cột nước bơm đặc trưng của trạm bơm cấp, thoát nước gồm? |
d |
a. Cột nước bơm trung bình, lớn nhất, nhỏ nhất |
b. Cột nước bơm trung bình thiết kế, lớn nhất thiết kế, nhỏ nhất thiết kế |
c. Cột nước bơm trung bình, lớn nhất kiểm tra, nhỏ nhất kiểm tra |
d. Cột nước bơm trung bình thiết kế, lớn nhất thiết kế, nhỏ nhất thiết kế, lớn nhất kiểm tra, nhỏ nhất kiểm tra. |
66 |
Máy bơm được chọn phải thỏa mãn các yêu cầu kỹ thuật nào? |
d |
a. Bảo đảm cung cấp đủ lưu lượng thiết kế (Qb.TK) khi làm việc với các cột nước thiết kế; |
b. Có hiệu suất cao trong phạm vi làm việc yêu cầu; Khả năng chống khí thực tốt; Động cơ đi kèm không bị quá tải trong phạm vi làm việc yêu cầu; |
c. Có độ tin cậy làm việc cao; Thuận tiện cho việc mua sắm, vận chuyển, lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng, thay thế linh kiện. |
d. Bao gồm a, b và c |
67 |
Xác định hình dạng và kết cấu của nhà máy bơm phải dựa vào các yếu tố chính nào? |
d |
a. Hình dạng, kích thước và các đặc điểm của máy bơm và động cơ kéo máy bơm; Điều kiện địa hình, địa chất nơi đặt trạm; Điều kiện khí hậu; Vật liệu xây dựng. |
b. Hình dạng, kích thước và các đặc điểm của máy bơm và động cơ kéo máy bơm; Đặc điểm của nguồn nước; Điều kiện khí hậu; Vật liệu xây dựng. |
c. Đặc điểm của nguồn nước; Điều kiện địa hình, địa chất nơi đặt trạm; Điều kiện khí hậu; Vật liệu xây dựng. |
d. Hình dạng, kích thước và các đặc điểm của máy bơm và động cơ kéo máy bơm; Đặc điểm của nguồn nước; Điều kiện địa hình, địa chất nơi đặt trạm; Điều kiện khí hậu; Vật liệu xây dựng. |
68 |
Các điều kiện xây dựng nhà máy bơm khối tảng gồm? |
b |
a. Lắp máy bơm lớn với lưu lượng một máy ≥ 3 m3 /s; Sử dụng máy bơm trục đứng; Độ cao đặt máy hs ≤ 0; Biên độ dao động mực nước bể hút ΔZ < 2 m; Nền rắn chắc; nếu nền mềm yếu thì phải được xử lý. |
b. Lắp máy bơm lớn với lưu lượng một máy ≥ 2 m3 /s; Sử dụng máy bơm trục đứng; Độ cao đặt máy hs ≤ 0; Biên độ dao động mực nước bể hút ΔZ có thể bất kỳ; Nền rắn chắc; nếu nền mềm yếu thì phải được xử lý. |
c. Lắp máy bơm lớn với lưu lượng một máy ≥ 3 m3 /s; Sử dụng máy bơm trục đứng; Biên độ dao động mực nước bể hút ΔZ có thể bất kỳ; Nền rắn chắc; nếu nền mềm yếu thì phải được xử lý. |
d. Lắp máy bơm lớn với lưu lượng một máy ≥ 2 m3 /s; Sử dụng máy bơm trục đứng; Độ cao đặt máy hs ≤ 0; Biên độ dao động mực nước bể hút ΔZ < 3 m. |
69 |
Khi thiết kế buồng ướt phải thoả mãn các yêu cầu nào? |
d |
a. Hạn chế các dòng xoáy mặt và các dòng xoáy cục bộ trong buồng hút, đặc biệt là chỗ vào loa hướng nước của máy bơm; |
b. Độ ngập miệng vào loa hút nước đảm bảo không khí không lọt vào miệng loa do hiện tượng xoáy mặt; Khoảng cách từ miệng loa hút nước đến đáy buồng và đến tường sau hợp lý; |
c. Hạn chế sự ảnh hưởng của các máy bơm bên cạnh (khi bố trí nhiều máy bơm chung một buồng) để máy bơm vẫn làm việc bình thường; |
d. Bao gồm cả a, b và c |
70 |
Bể xả (còn gọi là bể tháo hay công trình tháo nước), có các nhiệm vụ nào? |
d |
a. Nối tiếp dòng chảy từ ống đẩy với kênh xả phía sau bể xả, bảo đảm dòng chảy vào kênh xả thuận dòng và tổn thất thủy lực ít; |
b. Phân phối lưu lượng và khống chế mực nước cho các kênh xả; Kịp thời ngăn dòng chảy ngược từ bể xả về ống đẩy khi máy bơm ngừng chạy; |
c. Tiêu hao động năng thừa từ miệng ống đẩy ra kênh xả. |
d. Bao gồm a, b và c. |
71 |
Một trong những ưu điểm của phương pháp mô hình toán thủy văn trong tính toán dòng chảy năm thiết kế so với các phương pháp công thức kinh nghiệm: |
a |
a. Có khả năng tính toán được chuỗi dòng chảy liên tục trong một thời kỳ dài |
b. Có khả năng tính toán chính xác hơn |
c. Có khả năng tính toán nhanh hơn |
d. Không cần có nhiều tài liệu, số liệu |
72 |
Trình tự các bước ứng dụng phương pháp mô hình toán thủy văn trong tính toán thủy văn thiết kế |
a |
a. Lựa chọn mô hình, thu thập số liệu, hiệu chỉnh và kiểm định mô hình, ứng dụng |
b. Thu thập số liệu, lựa chọn mô hình, hiệu chỉnh và kiểm định, ứng dụng |
c. Thu thập số liệu, hiệu chỉnh và kiểm định, ứng dụng, lựa chọn mô hình |
d. Lựa chọn mô hình, thu thập số liệu, ứng dụng, hiệu chỉnh và kiểm định mô hình |
73 |
Trong số các lưu vực có diện tích và lượng mưa lũ tương tự nhau, lưu vực có điều kiện loại đất nào dưới đây sẽ có hệ số dòng chảy lũ là cao nhất? |
a |
a. Đất sét cát |
b. Đất đen thường |
c. Đất cát sét |
d. Đất cát thô |
74 |
Trong số các bề mặt sườn dốc có đặc điểm dưới đây, bề mặt nào sẽ có thông số tập trung nước trên sườn dốc thấp nhất? |
d |
a. Đất đồng bằng, cỏ dày |
b. Đất dọn sạch cây, cỏ trung bình |
c. Đất ít nhà cửa, cỏ thưa |
d. Đất nhiều nhà cửa, cỏ dày |
75 |
Các quan hệ tương quan nào dưới đây KHÔNG nên sử dụng khi bổ sung, kéo dài chuỗi số liệu: |
d |
a. Quan hệ giữa lượng dòng chảy năm lưu vực nghiên cứu và lượng dòng chảy năm của lưu vực tương tự |
b. Quan hệ giữa lượng mưa năm và lượng dòng chảy năm của lưu vực nghiên cứu |
c. Quan hệ giữa mực nước và lưu lượng tại một trạm thủy văn |
d. Quan hệ giữa lượng dòng chảy tháng của lưu vực nghiên cứu và lượng dòng chảy tháng của lưu vực tương tự |
76 |
Đối với công trình bảo vệ đê, bờ sông bằng kè mỏ hàn, kè mềm, khi chiều cao kè mỏ hàn, kè mềm lớn hơn 8 m thì công trình thuộc? |
a |
a. Cấp I |
b. Cấp II |
c. Cấp III |
d. Cấp IV |
77 |
Các tài liệu phục vụ thiết kế công trình bảo vệ đê, bờ sông bao gồm: |
d |
a. Tài liệu địa hình, địa chất, thủy văn |
b. Tài liệu địa hình, địa chất, khí tượng, thủy văn |
c. Tài liệu địa hình, địa chất, thủy văn, kinh tế |
d. Tài liệu địa hình, địa chất, khí tượng, thủy văn, kinh tế, xã hội và môi trường. |
78 |
Nội dung quy trình đánh giá diễn biến bờ biển, cửa sông bao gồm: |
a |
a. Đánh giá xu thế diễn biến xói, bồi đoạn bờ biển, cửa sông theo phương dọc bờ; theo phương ngang bờ; trên mặt bằng (kết hợp mô hình toán và số liệu khảo sát) và lập báo cáo tổng hợp |
b. Đánh giá xu thế diễn biến xói, bồi đoạn bờ biển, cửa sông theo phương dọc bờ (kết hợp mô ình toán và số liệu khảo sát) và lập báo cáo tổng hợp |
c. Đánh giá xu thế diễn biến xói, bồi đoạn bờ biển, cửa sông theo phương ngang bờ (kết hợp mô ình toán và số liệu khảo sát) và lập báo cáo tổng hợp |
d. Đánh giá xu thế diễn biến xói, bồi đoạn bờ biển, cửa sông trên mặt bằng (kết hợp mô hình toán và số liệu khảo sát) và lập báo cáo tổng hợp |
79 |
Các loại kết cấu của công trình bảo vệ bờ biển và đê biển, bao gồm: |
d |
a. Đá hộc thả rối, đá hộc lát khan |
b. Rọ đá, khối dị hình |
c. Bê tông tấm hoặc khối kết cấu đúc sẵn, bê tông cốt thép đổ tại chỗ |
d. Trồng cỏ, đá hộc thả rối, đá hộc lát khan, rọ đá, khối dị hình, dê tông tấm hoặc khối kết cấu đúc sẵn, bê tông cốt thép đổ tại chỗ |
80 |
Các thông số của tuyến chỉnh trị khi thiết kế kè mỏ hàn, bao gồm: |
c |
a. Bán kính cong |
b. Chiều rộng lòng sông ứng với lưu lượng tạo lòng |
c. Bán kính cong, chiều rộng lòng sông ứng với lưu lượng tạo lòng và khoảng cách giữa 2 đỉnh liền nhau, chiều dài đoạn quá độ giữa hai đoạn cong |
d. Khoảng cách giữa 2 đỉnh liền nhau, chiều dài đoạn quá độ giữa hai đoạn cong |
81 |
Nguyên tắc xác định cấp công trình thủy lợi dựa vào? |
a |
a. Năng lực phục vụ, khả năng trữ nước của hồ chứa nước, đặc tính kỹ thuật của các công trình trong cụm công trình đầu mối |
b. Năng lực phục vụ, khả năng trữ nước của hồ chứa nước, dung tích hồ chứa |
c. Năng lực phục vụ, khả năng trữ nước của hồ chứa nước, chiều cao đập |
d. Năng lực phục vụ, khả năng trữ nước của hồ chứa nước, diện tích tưới |
82 |
Dự án đầu tư xây dựng không phân biệt các loại nguồn vốn sử dụng không phải đáp ứng các yêu cầu nào sau đây ? |
b |
a. Bảo đảm chất lượng, an toàn trong xây dựng, vận hành, khai thác, sử dụng công trình, phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. |
b. Có phương án công nghệ phù hợp với trình độ khoa học công nghệ của địa phương. |
c. Bảo đảm cấp đủ vốn đúng tiến độ của dự án, hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án. |
d. Phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch xây dựng, quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất tại địa phương nơi có dự án đầu tư xây dựng. |
83 |
Thiết kế và thi công xây dựng công trình thủy lợi trên các sông suối có giao thông thủy phải đảm bảo? |
c |
a. Ổn định dòng chảy để các phương tiện giao thông thủy có thể qua lại được |
b. Vận tốc phù hợp để các phương tiện giao thông thủy có thể qua lại được |
c. Các điều kiện để các phương tiện giao thông thủy có thể qua lại được |
d. Bảo đảm ổn định lòng dẫn để các phương tiện giao thông thủy có thể qua lại được |
84 |
Các công trình chủ yếu từ cấp mấy trở lên phải bố trí thiết bị quan trắc sự làm việc của công trình và nền? |
b |
a. Cấp I |
b. Cấp II |
c. Cấp III |
d. Cấp IV |
85 |
Trong quá trình thiết kế, khi nào nhà thầu thiết kế có quyền đề xuất với chủ đầu tư thực hiện các thí nghiệm, thử nghiệm mô phỏng để kiểm tra, tính toán khả năng làm việc của công trình ? |
c |
a. Công trình thuộc dự án quan trọng quốc gia, |
b. Công trình có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp, |
c. Cả 2 loại công trình ở đáp án a và b; |
d. Không có công trình nào ở trên |
86 |
Khi thiết kế xây dựng công trình thủy lợi dạng khối lớn phải xem xét phân bổ hợp lý vật liệu trong thân công trình, phù hợp với trạng thái nào? |
b |
a. Trạng thái dẻo chảy, biến dạng, yêu cầu chống thấm |
b. Trạng thái ứng suất, biến dạng, yêu cầu chống thấm |
c. Trạng thái ứng suất, phân bố nhiệt, yêu cầu chống thấm |
d. Trạng thái ứng suất, biến dạng, phân bố nhiệt |
87 |
Khi thiết kế sửa chữa, phục hồi, nâng cấp và mở rộng công trình thủy lợi phải đáp ứng thêm các yêu cầu nào? |
d |
a. Xác định rõ mục tiêu sửa chữa, phục hồi, nâng cấp, mở rộng công trình |
b. Không được gây ra những ảnh hưởng bất lợi quá mức cho các hộ đang dùng nước |
c. Đánh giá đúng chất lượng, tình trạng kỹ thuật, trang thiết bị, nền và công trình |
d. Cả 3 đáp án trên |
88 |
Các công trình hồ chứa nước đều phải có quy trình vận hành đạt được các yêu cầu nào? |
d |
a. Cấp nước |
b. Phòng chống lũ cho hồ chứa nước |
c. Phòng chống lũ cho hạ lưu |
d. Cả 3 đáp án trên |
89 |
Khi việc lấy nước (hoặc tiêu nước) gây ảnh hưởng xấu đến những hộ dùng nước hoặc dân sinh, môi trường hiện có thì cơ quan lập dự án cần làm gì? |
a |
a. Luận chứng về các ảnh hưởng này, nêu giải pháp khắc phục và làm sáng tỏ tính ưu việt khi có thêm dự án mới |
b. Luận chứng về các tác động môi trường, nêu giải pháp khắc phục và làm sáng tỏ tính ưu việt khi có thêm dự án mới |
c. Luận chứng về các tác động kinh tế, nêu giải pháp khắc phục và làm sáng tỏ tính ưu việt khi có thêm dự án mới |
d. Luận chứng về các tác động xã hội, nêu giải pháp khắc phục và làm sáng tỏ tính ưu việt khi có thêm dự án mới |
90 |
Mức bảo đảm phục vụ của công trình thủy lợi phục vụ cấp nước không cho phép gián đoạn hoặc giảm yêu cầu cấp nước phải không thấp hơn các trị số quy định nào? |
b |
a. 90 |
b. 95 |
c. 85 |
d. 75 |
91 |
Tính toán thiết kế phòng lũ cụm công trình đầu mối các loại dựa vào các loại tần suất nào? |
c |
a. Tần suất thiết kế |
b. Tần suất lũ cực hạn |
c. Tần suất kiểm tra, Tần suất thiết kế |
d. Tần suất mưa cực đại |
92 |
Lưu lượng, mực nước thấp nhất nào được dùng để tính toán ổn định kết cấu công trình, nền móng đầu mối hồ chứa? |
a |
a. Mực nước chết, mực nước tháo cạn thấp nhất để sửa chữa, nạo vét v.v… |
b. Mực nước trung bình ngày thấp nhất |
c. Mực nước tháo cạn thấp nhất để sửa chữa, nạo vét v.v… |
d. Mực nước thấp nhất quy định trong khai thác |
93 |
Tần suất mực nước lớn nhất ở sông nhận nước tiêu để tính toán chế độ khai thác cho các công trình tiêu cho nông nghiệp bằng biện pháp tự chảy hoặc động lực không lớn hơn trị số quy định nào? |
b |
a. 5% |
b. 10% |
c. 15% |
d. 2% |
94 |
Tần suất dòng chảy lớn nhất để thiết kế chặn dòng trong một mùa khô, không lớn hơn trị số nào đối với công trình cấp đặc biệt? |
c |
a. 1% |
b. 2% |
c. 5% |
d. 10% |
95 |
Tần suất mô hình mưa tưới thiết kế để xác định nhu cầu cấp nước cho hệ thống tưới được quy định là bao nhiêu cho các công trình từ cấp III trở lên? |
b |
a. 80% |
b. 85% |
c. 75% |
d. 75% đến 85% |
96 |
Khi thiết kế công trình thủy lợi phải tính toán theo tổ hợp tải trọng nào? |
a |
a. Cơ bản, kiểm tra theo tổ hợp tải trọng đặc biệt |
b. Đặc biệt |
c. Kiểm tra |
d. Biến đổi khí hậu |
97 |
Tổ hợp tải trọng đặc biệt bao gồm các tải trọng và tác động nào? |
b |
a. Trường hợp tải trọng cơ bản có xét thêm tải trọng do sóng |
b. Trường hợp tải trọng cơ bản có xét thêm tải trọng do động đất |
c. Trường hợp tải trọng cơ bản có xét thêm tải trọng do động gió |
d. Trường hợp tải trọng cơ bản có xét thêm tải trọng do tàu thuyền |
98 |
Hệ số an toàn dùng để đánh giá? |
c |
a. Mức độ ổn định, độ bền, ứng suất, biến dạng chung cho từng hạng mục công trình và nền |
b. Mức độ ổn định, độ bền, ứng suất, biến dạng cục bộ cho từng hạng mục công trình và nền |
c. Mức độ ổn định, độ bền, ứng suất, biến dạng chung và cục bộ cho từng hạng mục công trình và nền |
d. Mức độ ổn định, độ bền, ứng suất, biến dạng, chuyển vị cho từng hạng mục công trình và nền |
99 |
Hệ số an toàn về ổn định của các hạng mục công trình và hệ công trình – nền phải đảm bảo các yêu cầu nào? |
c |
a. Trong các điều kiện làm việc không bình thường (đặc biệt) không thấp hơn 80 % và trong trường hợp thi công sửa chữa không thấp hơn 85 % các giá trị quy định |
b. Trong các điều kiện làm việc không bình thường (đặc biệt) không thấp hơn 90 % và trong trường hợp thi công sửa chữa không thấp hơn 85 % các giá trị quy định |
c. Trong các điều kiện làm việc không bình thường (đặc biệt) không thấp hơn 90 % và trong trường hợp thi công sửa chữa không thấp hơn 95 % các giá trị quy định |
d. Trong các điều kiện làm việc không bình thường (đặc biệt) không thấp hơn 85 % và trong trường hợp thi công sửa chữa không thấp hơn 90 % các giá trị quy định |
100 |
Thời gian quy định ngưỡng cửa lấy nước của công trình cấp I để không bị bùn cát bồi lấp trong thời kỳ khai thác sau khi hồ tích nước không được ít hơn: |
b |
a. 200 năm |
b. 100 năm |
c. 90 năm |
d. 150 năm |
101 |
Mực nước chết của hồ chứa nước cấp nước (không cho thủy điện) phải đảm bảo điều kiện khai thác nào? |
c |
a. Tối đa |
b. Đặc biệt |
c. Bình thường |
d. Điều kiện biến đổi khí hậu |
102 |
Để đảm bảo khi xả lũ thiết kế và lũ kiểm tra, mực nước hồ không được vượt quá mực nước nào dưới đây? |
d |
a. Mực nước gia cường thiết kế và kiểm tra |
b. Mực nước đón lũ thiết kế và kiểm tra |
c. Mực nước dâng bình thường thiết kế và kiểm tra nhưng xét đến điều kiện biến đổi khí hậu |
d. Mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra |
103 |
Thiết kế nhà đặt máy bơm phải đảm bảo điều kiện làm việc an toàn và thuận lợi cho công tác nào? |
b |
a. Thi công |
b. Quản lý |
c. Sửa chữa |
d. Kiểm tra |
104 |
Thiết kế bể hút phải đảm bảo dòng chảy từ kênh dẫn vào bể hút và từ bể hút vào máy bơm thuận dòng với tổn thất nào? |
c |
a. Cột nước là cao nhất |
b. Lưu lượng là cao nhất |
c. Cột nước là thấp nhất |
d. Lưu lượng là thấp nhất |
105 |
Kiên cố hóa kênh mương phải đáp ứng yêu cầu nào? |
b |
a. Tiết kiệm vật liệu, kết hợp giao thông nông thôn |
b. Tiết kiệm đất, mở rộng bờ kênh để kết hợp giao thông nông thôn |
c. Sử dụng vật liệu địa phương, kết hợp giao thông nông thôn |
d. Sử dụng nhân lực địa phương, kết hợp giao thông nông thôn |
106 |
Công trình đê điều được phân thành các cấp nào? |
c |
a. 8 cấp |
b. 7 cấp |
c. 5 cấp |
d. 6 cấp |
107 |
Tiêu chuẩn an toàn của công trình đê sông được xác định bằng các thông số nào? |
c |
a. Mức bảo đảm thiết kế |
b. Chu kỳ lặp lại của lũ |
c. Hệ số an toàn và mức đảm bảo thiết kế |
d. An toàn của thân đê |
108 |
Khi thiết kế mặt cắt đê biển cần thực hiện những nội dung nào sau đây? |
c |
a. Xác định các kích thước và cao trình cơ bản của mặt cắt, kết cấu đỉnh tường chắn sóng, thân đê và chân đê, kết cấu bảo vệ mái |
b. Xác định các kích thước và cao trình cơ bản của mặt cắt, kết cấu đỉnh tường chắn sóng, kết cấu mặt đê, các kết cấu chuyển tiếp |
c. Xác định các kích thước và cao trình cơ bản của mặt cắt, kết cấu đỉnh đê, thân đê và chân đê, các kết cấu chuyển tiếp |
d. Xác định các kích thước và cao trình cơ bản của mặt cắt, kết cấu đỉnh tường chắn sóng, kết cấu mặt đê, kết cấu bảo vệ mái |
109 |
Khi thiết kế tường chống tràn đỉnh đê (gọi tắt là tường đỉnh) phải thực hiện các tính toán nào sau đây? |
b |
a. Tính toán kiểm tra độ bền, kiểm tra ổn định về trượt, lật, ứng suất nền và yêu cầu chống thấm theo quy định |
b. Tính toán kiểm tra độ bền, kiểm tra ổn định về trượt, lật, ứng suất nền và yêu cầu chắn sóng theo quy định |
c. Tính toán kiểm tra độ bền, kiểm tra ổn định về trượt, lật, ứng suất biến dạng và yêu cầu chắn sóng theo quy định |
d. Tính toán kiểm tra độ bền, ổn định về trượt, lật, ứng suất, lún, biến dạng và yêu cầu chắn sóng theo quy định |
110 |
Khi tính toán ổn định chống trượt mái đê biển phía trong đồng phải tiến hành các tính toán nào sau đây? |
b |
a. Mực nước phía biển là mực nước lớn nhất, mực nước phía đồng là mực nước thấp nhất, đê chịu tác động của tải trọng sóng nhỏ nhất |
b. Mực nước phía biển là mực nước thiết kế, mực nước phía đồng là mực nước thấp nhất, đê chịu tác động của tải trọng sóng thiết kế |
c. Mực nước phía biển là mực nước lớn nhất, mực nước phía đồng là mực nước thiết kế, đê chịu tác động của tải trọng sóng nhỏ nhất |
d. Mực nước phía biển là mực nước lớn nhất, mực nước phía đồng là mực nước thiết kế, đê chịu tác động của tải trọng sóng thiết kế |
111 |
Ngoài tràn xả lũ chính, những hồ nào phải bố trí thêm tràn xả lũ dự phòng (tràn xả lũ vượt kiểm tra)? |
c |
a. Hồ từ cấp III trở lên. |
b. Hồ từ cấp II trở lên. |
c. Hồ từ cấp I trở lên. |
d. Chỉ áp dụng cho hồ cấp đặc biệt. |
112 |
Trong thiết kế công trình xả lũ, khi nào thì phải làm thí nghiệm mô hình để luận chứng tính hợp lý về bố trí và thiết kế thủy lực? |
b |
a. Công trình cấp I trở lên. |
b. Công trình cấp I trở lên hoặc công trình cấp II có điều kiện thủy lực phức tạp. |
c. Công trình cấp II trở lên. |
d. Công trình cấp III trở lên. |
113 |
Mục đích của việc khống chế độ ẩm khi đắp đập là gì? |
d |
a. Để phù hợp với điều kiện tự nhiên nơi thi công đập. |
b. Để tránh co ngót, nứt đập trong quá trình vận hành. |
c. Để tránh hiện tượng tan rã, lún ướt khi khối đắp bão hòa nước. |
d. Để đạt được độ chặt lớn nhất khi đắp. |
114 |
Khi sử dụng nhiều loại đất để đắp đập, chỉ tiêu thiết kế của đất đắp được xác định như thế nào? |
c |
a. Bằng chỉ tiêu trung bình, áp dụng chung cho toàn mặt cắt. |
b. Bằng chỉ tiêu của loại đất yếu nhất. |
c. Thí nghiệm và chọn chỉ tiêu tương ứng cho từng loại đất bố trí ở từng vùng riêng biệt của mặt cắt. |
d. Thí nghiệm với mẫu bằng vật liệu trộn lẫn tất cả các loại đất. |
115 |
Chiều dày đáy tường nghiêng bằng bê tông cốt thép của đập đất chọn bằng bao nhiêu? |
d |
a. Không nhỏ hơn H/Jcp (H- cột nước làm việc lớn nhất; Jcp: của vật liệu bê tông) |
b. Không nhỏ hơn H/10. |
c. Theo điều kiện cấu tạo. |
d. Bằng 0,3 + mH (mét); m = 0,003-0,004. |
116 |
Nối tiếp đập đất với bờ vai bằng đất cần được xử lý như thế nào? |
d |
a. Bạt mái phần vai theo thiết kế |
b. Không đào dật cấp kiểu bậc thang |
c. Đào dật cấp kiểu bậc thang |
d. Bao gồm a và c. |
117 |
Khi có cống ngầm đặt dưới đập đất thì cần áp dụng biện pháp nào để nối tiếp thân cống với đất đắp đập? |
c |
a. Làm các tường (cừ tai) cắm vào thân đập. |
b. Làm tầng lọc ngược bao quanh ống cống ở đoạn cuối cống. |
c. Cả a, b và đắp đất sét bọc quanh cống. |
d. Cả a và b. |
118 |
Chiều rộng của khớp nối nhiệt lâu dài của đập bê tông trên nền đá được xác định trên cơ sở tính toán biến dạng của các đoạn đập kề nhau và có đặc điểm nào sau đây? |
a |
a. Thay đổi theo khoảng cách ngang từ vị trí xét đến mặt thượng lưu đập. |
b. Thay đổi theo khoảng cách đứng từ vị trí xét đến mặt nền. |
c. Cả a và b. |
d. Không thay đổi trên toàn khớp nối. |
119 |
Bảo vệ mặt tràn không bị xâm thực khi lưu tốc dòng chảy vượt quá 15m/s, cần bổ sung biện pháp nào sau đây? |
c |
a. Bọc thép phần mặt tràn có khả năng bị xâm thực. |
b. Làm mố nhám trên mặt tràn để giảm vận tốc dòng chảy. |
c. Cả a và b. |
d. Hạn chế mở cửa van để khống chế lưu tốc trên mặt tràn. |
120 |
Hệ số an toàn nhỏ nhất cho phép về ổn định của công trình bê tông trên nền đất và đá nửa cứng bằng bao nhiêu (với công trình cấp I)? |
a |
a. Tổ hợp cơ bản: 1,20; tổ hợp đặc biệt: 1,08. |
b. Tổ hợp cơ bản: 1,20; tổ hợp đặc biệt: 1,14. |
c. Tổ hợp cơ bản: 1,20; tổ hợp đặc biệt: 1,26. |
d. Tổ hợp cơ bản: 1,20; tổ hợp đặc biệt: 1,20. |
121 |
Hệ số an toàn nhỏ nhất về ổn định của mái dốc nhân tạo bằng đất đắp cho phép bằng bao nhiêu (với công trình cấp I)? |
d |
a. Tổ hợp cơ bản: 1,35; tổ hợp đặc biệt: 1,428. |
b. Tổ hợp cơ bản: 1,35; tổ hợp đặc biệt: 1,35. |
c. Tổ hợp cơ bản: 1,35; tổ hợp đặc biệt: 1,282. |
d. Tổ hợp cơ bản: 1,35; tổ hợp đặc biệt: 1,215. |
122 |
Độ chặt (hệ số đầm nén) của đất đắp đập từ cấp III trở xuống được quy định bằng bao nhiêu? |
b |
a. Không nhỏ hơn 0,92. |
b. Không nhỏ hơn 0,95; với đập ở vùng có động đất từ cấp VII trở lên: không nhỏ hơn 0,97. |
c. Không nhỏ hơn 0,95. |
d. Không nhỏ hơn 0,97. |
123 |
Hệ số thấm K cho đất đắp bộ phận chống thấm của đập được quy định như thế nào? |
c |
a. Với đập đồng chất, K không được lớn hơn 10-4 cm/s. |
b. Với tường lõi, tường nghiêng, sân trước, K không được lớn hơn 10-5 cm/s. |
c. Cả a và b. |
d. Không quy định, miễn là kết quả tính thấm thỏa mãn các yêu cầu đặt ra. |
124 |
Để đắp khối gia tải hạ lưu trong đập đất nhiều khối, có thể sử dụng loại vật liệu nào? |
a |
a. Cát, đá sỏi, sạn, đá dăm, đá khai thác từ mỏ, đất đá đào thải từ các hố móng công trình. |
b. Bùn cát nạo vét từ đáy hồ, đáy sông. |
c. Cả a và b. |
d. Đất sét. |
125 |
Mục đích bố trí tầng lọc ngược phía dưới lớp gia cố mái thượng lưu đập đất là gì? |
b |
a. Để giảm chiều dày lớp gia cố chính. |
b. Phòng chống xói trôi đất thân đập do sóng và khi mực nước hồ hạ đột ngột. |
c. Giảm lún không đều của lớp gia cố chính. |
d. Cả 3 ý trên. |
126 |
Chiều dày đáy lõi chống thấm ở đập đất nhiều khối được chọn như thế nào? |
d |
a. Theo điều kiện cấu tạo với mái hai bên lõi m= 0,2 |
b. Thỏa mãn độ bền chống thấm của loại đất làm lõi: t = Z/Jcp |
c. Không nhỏ hơn 1/4 chiều cao cột nước. |
d. Cả b và c. |
127 |
Chiều cao từ mực nước lũ thiết kế đến đỉnh tường lõi chống thấm của đập đất cấp I lấy bằng bao nhiêu? |
b |
a. 0,8 m. |
b. 0,6 m. |
c. 0,5 m. |
d. 0,4 m. |
128 |
Bộ phận thoát nước kiểu áp mái hạ lưu ở đập đất có chức năng gì? |
d |
a. Thoát nước thấm, ngăn ngừa biến dạng thấm ở thân đập. |
b. Hạ thấp đường bão hòa trong thân đập. |
c. Thoát nước thấm cho đập và nền. |
d. Báo vệ mái hạ lưu không bị xói của dòng thấm khi ra khỏi thân đập. |
129 |
Tính toán ứng suất và biến dạng, chuyển vị thân, nền đập được quy định cho những đập nào? |
b |
a. Đập từ cấp I trở lên. |
b. Đập từ cấp II trở lên. |
c. Đập từ cấp III trở lên. |
d. Đập ở tất cả các cấp. |
130 |
Khi thiết kế đập đất từ cấp II trở lên, chiều sâu màn phụt chống thấm trong nền đá nứt nẻ mạnh được quy định như thế nào? |
c |
a. Đến độ sâu có lượng mất nước từ 3Lu đến 5Lu, cộng thêm 5m. |
b. Không vượt quá 0,5H (H- đầu nước tại mặt cắt đang xét). |
c. Theo a, nhưng không vượt quá 1H. |
d. Cả a và b. |
131 |
Khi phụt vữa xi măng trong nền đá của đập đất với điều kiện địa chất bình thường và chiều dày màn phụt từ 1 đến 2m thì gradient thủy lực cho phép của màn bằng bao nhiêu? |
b |
a. 25 |
b. 18 |
c. 12 |
d. 10 |
132 |
Khi thiết kế mặt cắt đập bê tông, khoảng cách bt từ mặt thượng lưu đập đến trục ống tiêu nước hay mặt thượng lưu của hành lang cần lấy bằng bao nhiêu? |
c |
a. Không nhỏ hơn h/Jcp, với h- cột nước trên mặt cắt tính toán, Jcp- gradient thấm cho phép của bê tông mặt thượng lưu đập. |
b.Theo a, nhưng không nhỏ hơn 1m. |
c. Theo a, nhưng không nhỏ hơn 2m. |
d. Theo a, nhưng không nhỏ hơn 3m. |
133 |
Trong kết cấu của khớp nối biến dạng lâu dài của đập bê tông cần bố trí những bộ phận gì? |
c |
a. Vật chắn nước, ống thu nước phía sau vật chắn. |
b. Giếng và hành lang kiểm tra, sửa chữa. |
c. Cả a và b. |
d. Cả a, b và ống để rót vật liệu chống thấm vào khớp nối. |
134 |
Khi thiết kế đập tràn trên nền đá, lưu lượng cho phép của dòng chảy đổ xuống hạ lưu phụ thuộc vào điều kiện nào sau đây? |
a |
a. Đường kính hòn đá hoặc phân khối đá nền hạ lưu và chiều sâu hố xói. |
b. Chiều rộng lòng dẫn hạ lưu. |
c. Cột nước công tác của tràn. |
d. Cả 3 điều kiện trên. |
135 |
Trong phân tích ứng suất- biến dạng của thân đập bê tông và nền đá theo phương pháp lý thuyết đàn hồi, khi nào thì cần xét đến các lỗ khoét trong đập? |
c |
a. Bề rộng của lỗ khoét lớn hơn 5% bề rộng mặt cắt tính toán của đập. |
b. Bề rộng của lỗ khoét lớn hơn 10% bề rộng mặt cắt tính toán của đập. |
c. Bề rộng của lỗ khoét lớn hơn 15% bề rộng mặt cắt tính toán của đập. |
d. Không cần xét. |
136 |
Khi xác định trạng thái ứng suất- biến dạng của đập bê tông trên nền đá bằng phương pháp lý thuyết đàn hồi, khi nào thì cần phân biệt các vùng bê tông trong thân đập? |
a |
a. Khi tỷ số mô đun đàn hồi của các vùng lớn hơn hoặc bằng 2. |
b. Khi tỷ số mô đun đàn hồi của các vùng lớn hơn hoặc bằng 3. |
c. Khi tỷ số mô đun đàn hồi của các vùng lớn hơn hoặc bằng 5. |
d. Lấy theo trị số trung bình, không phân biệt vùng. |
137 |
Khi thiết kế đập bê tông trên nền không phải đá có sử dụng cừ chống thấm phía dưới sân trước đập thì chiều sâu đóng cừ được chọn như thế nào? |
b |
a. Chiều sâu đóng cừ không nhỏ hơn 3m. |
b. Chiều sâu đóng cừ không nhỏ hơn 2,5m; chiều sâu phần cừ đóng vào đất không thấm không nhỏ hơn 1m. |
c. Chiều sâu phần cừ đóng vào đất không thấm không nhỏ hơn 0,5m |
d. Cả a và c. |
138 |
Khi thiết kế đập bê tông trên nền đá, khoảng cách từ mặt hạ lưu của màn chống thấm đến vị trí của lỗ khoan thoát nước không được nhỏ hơn 2 lần khoảng cách giữa các lỗ khoan của màn chống thấm và điều kiện nào sau đây? |
c |
a. Không nhỏ hơn 2m. |
b. Không nhỏ hơn 3m. |
c. Không nhỏ hơn 4m. |
d. Không nhỏ hơn 5m. |
139 |
Tính toán độ bền và ổn định của đập bê tông theo nhóm trạng thái giới hạn thứ hai cần thực hiện với các nội dung nào sau đây? |
d |
a. Độ bền cục bộ của nền. |
b. Biến dạng của công trình, sự hình thành khe nứt, sự mở rộng các khớp nối thi công. |
c. Theo b và sự mở rộng các vết nứt trong kết cấu. |
d. Theo a và b. |
140 |
Cấp của công trình thủy lợi được xác định theo các tiêu chí nào sau đây? |
c |
a. Theo năng lực phục vụ. |
b. Theo dung tích lớn nhất của hồ. |
c. Theo a, b và loại công trình, chiều cao công trình, loại nền. |
d. Theo a và b. |
141 |
Mức bảo đảm phục vụ tưới ruộng của công trình thủy lợi bằng bao nhiêu? |
b |
a. 85% cho tất cả các cấp công trình. |
b. 75% cho công trình cấp IV, 85% cho các cấp còn lại. |
c. 90% cho công trình cấp đặc biệt, 85% cho các cấp còn lại. |
d. 75% cho tất cả các cấp công trình. |
142 |
Thời gian cho phép dung tích bồi lắng của hồ chứa nước bị lấp đầy là bao nhiêu? |
a |
a. Cấp đặc biệt, cấp I: 100 năm; cấp II: 75 năm; cấp III, IV: 50 năm. |
b. Cấp đặc biệt, cấp I: 150 năm; cấp II: 100 năm; cấp III, IV: 75 năm. |
c. 50 năm cho tất cả các cấp. |
d. 75 năm cho tất cả các cấp. |
143 |
Cao trình đỉnh đập đất được xác định theo những điều kiện nào? |
d |
a. Mực nước dâng bình thường, với gió lớn nhất thiết kế. |
b. Mực nước lũ thiết kế, với gió bình quân lớn nhất. |
c. Mục nước lũ kiểm tra, không xét sóng gió. |
d. Trị số lớn nhất trong các cao trình theo a, b, c. |
144 |
Tần suất gió thiết kế của đập cấp I, II bằng bao nhiêu? |
b |
a. Với MNDBT: 2%; Với MNLTK: 50%. |
b. Với MNDBT: 2%; Với MNLTK: 25%. |
c. Với MNDBT: 4%; Với MNLTK: 50%. |
d. Với MNDBT: 4%; Với MNLTK: 25%. |
145 |
Khi có làm tường chắn sóng thì cao trình đỉnh phần đắp của đập phải lấy cao hơn bao nhiêu so với mực nước lũ thiết kế? |
c |
a. 0,1 m. |
b. 0,2 m. |
c.0,3 m. |
d. 0,4 m. |
146 |
Giới hạn dưới của lớp bảo vệ mái thượng lưu đập đất từ cấp III trở lên phải lấy thấp hơn mực nước chết là bao nhiêu? |
a |
a. 2,5 m. |
b. 2,0 m. |
c. 1,5 m. |
d. 1,0 m. |
147 |
Khi không có yêu cầu khác, chiều rộng đỉnh đập đất cấp I, II nên lấy bằng bao nhiêu? |
d |
a. 5m- 8m. |
b. 8m- 10m. |
c. 5m- 10m. |
d. 10m trở lên. |
148 |
Chiều dày ở đỉnh khối lõi của đập đất nhiều khối chọn bằng bao nhiêu? |
c |
a. Không nhỏ hơn 0,8m. |
b. Không nhỏ hơn 1 m. |
c. Không nhỏ hơn 3 m. |
d. Không nhỏ hơn 5 m. |
149 |
Trị số gradient thấm cho phép Jkcp ở khối đất á sét đắp thân đập cấp II được quy định bằng bao nhiêu? |
b |
a. 0,70. |
b. 0,75. |
c. 0,85. |
d.0,90. |
150 |
Trị số gradien trung bình tới hạn Jkth của dòng thấm qua tường nghiêng và tường tâm bằng đất sét được khống chế bằng bao nhiêu? |
c |
a. 8 |
b. 10 |
c. 12 |
d.15 |
151 |
Mái hạ lưu đập đất cần tính toán ổn định với các thời kỳ nào? |
d |
a. Thời kỳ thi công (bao gồm cả hoàn công). |
b. Thời kỳ khai thác với dòng thấm ổn định. |
c. Khi mực nước hồ rút nhanh. |
d. Bao gồm a và b |
152 |
Sân phủ thượng lưu để chống thấm cho nền bồi tích của đập đất nên áp dụng khi nào? |
c |
a. Nền bồi tích dày. |
b. Có sẵn đất chống thấm thích hợp ở gần vị trí đập. |
c. Cả a và b, áp dụng với đập vừa và thấp. |
d. Cả a và b. |
153 |
Để chống thấm cho nền bồi tích của đập đất, việc sử dụng tường răng có hiệu quả nhất trong điều kiện nào? |
a |
a. Nền thấm có chiều dày dưới 10m; mực nước ngầm thấp. |
b. Đập vừa và thấp. |
c. Đập vừa và cao. |
d. a và b. |
154 |
Vị trí hợp lý của tường răng chống thấm cho nền đập đất đồng chất được xác định như thế nào? |
b |
a. Tại tim đập. |
b. Cách chân đập thượng lưu từ 1/2 đến 1/3 bề rộng đáy đập. |
c. Cách chân đập thượng lưu từ 1/3 đến 1/4 bề rộng đáy đập. |
d. Sát chân đập thượng lưu. |
155 |
Độ sâu của tường răng cắm vào tầng ít thấm của nền đập đất cần khống chế bằng bao nhiêu? |
c |
a. Bằng 0,5m. |
b. Lớn hơn 0,5m. |
c. Không nhỏ hơn 1m. |
d. Không nhỏ hơn 1,5m. |
156 |
Trong thiết kế đập bê tông trọng lực, kích thước các đoạn đập và các khối đổ cần được xác định trên cơ sở phân tích ứng suất nhiệt và cần xét đến các điều kiện nào sau đây? |
d |
a. Kích thước các đoạn của nhà máy thủy điện, vị trí các lỗ xả nước trong thân đập |
b. Hình dạng lòng dẫn, điều kiện địa chất nền, điều kiện khí hậu vùng xây dựng. |
c. Cả a và b. |
d. Cả a, b và phương pháp thi công đập. |
157 |
Khi tính ổn định của đập trọng lực trên nền đá, với mặt trượt đi qua vết nứt ở khối nền thì hệ số điều kiện làm việc lấy bằng bao nhiêu? |
c |
a. 0,90 |
b. 0,95 |
c. 1,0. |
d. 1,05. |
158 |
Khi tính ổn định của đập trọng lực trên nền đá, với mặt trượt đi qua mặt tiếp giáp giữa bê tông và đá thì hệ số điều kiện làm việc lấy bằng bao nhiêu? |
b |
a. 1,0 |
b. 0,95 |
c. 0,90. |
d. 0,75 |
159 |
Với đập bê tông cao trên 100m, trị số gradient cho phép của cột nước trong màn chống thấm ở nền đá cần lấy bằng bao nhiêu? |
c |
a. 15 |
b. 20 |
c. 30 |
d. 50 |
160 |
Khi thiết kế màn chống thấm của đập bê tông có chiều cao từ 60m đến 100m trên nền đá, lưu lượng thấm đơn vị qua màn cần khống chế bằng bao nhiêu? |
b |
a. Không lớn hơn 0,01 l/ph/m. |
b. Không lớn hơn 0,03 l/ph/m. |
c. Không lớn hơn 0,05 l/ph/m. |
d. Không lớn hơn 0,10 l/ph/m. |
161 |
Khi thiết kế công trình bê tông trên nền không phải đá, chiều dày sân trước bằng đất á sét cần khống chế bằng bao nhiêu? |
c |
a. Không nhỏ hơn 0,5m. |
b. Không nhỏ hơn ∆h/Jcp, ∆h là chênh lệch cột nước ở mặt trên và dưới của sân. |
c. Cả a và b. |
d. Cả a, b và không nhỏ hơn chiều dày bản đáy đập. |
162 |
Khi thiết kế đập trọng lực có chiều cao tới 60m, không có khớp nối mở rộng và không có lớp cách nước ở mặt thượng lưu, ứng với tổ hợp lực cơ bản thì chiều sâu giới hạn bgh của vùng kéo ở phía thượng lưu cho phép lấy bằng bao nhiêu? |
a |
a. Không cho phép kéo. |
b. B/10 (B- chiều rộng mặt cắt tính toán). |
c. B/7,5 |
d. B/5. |
163 |
Khi thiết kế đập trọng lực có chiều cao tới 60m, không có khớp nối mở rộng và không có lớp cách nước ở mặt thượng lưu, ứng với tổ hợp lực đặc biệt không có động đất thì chiều sâu giới hạn bgh của vùng kéo ở phía thượng lưu cho phép lấy bằng bao nhiêu? |
b |
a. B/5 (B- chiều rộng mặt cắt tính toán). |
b. B/7,5 |
c. B/10. |
d. Không cho phép kéo. |
164 |
Khi thiết kế đập trọng lực có chiều cao tới 60m, không có khớp nối mở rộng và không có lớp cách nước ở mặt thượng lưu, ứng với tổ hợp lực đặc biệt có động đất thì chiều sâu giới hạn bgh của vùng kéo ở phía thượng lưu cho phép lấy bằng bao nhiêu? |
c |
a. B/7,5 (B- chiều rộng mặt cắt tính toán). |
b. B/5 |
c. B/3,5. |
d. B/2. |
165 |
Khi thiết kế đập trọng lực có chiều cao tới 60m, không có khớp nối mở rộng và có lớp cách nước ở mặt thượng lưu, ứng với tổ hợp lực cơ bản thì chiều sâu giới hạn bgh của vùng kéo ở phía thượng lưu cho phép lấy bằng bao nhiêu? |
b |
a. Không cho phép kéo. |
b. B/7,5 (B- chiều rộng mặt cắt tính toán). |
c. B/6 |
d. B/3.5. |
166 |
Khi thiết kế đập trọng lực có chiều cao tới 60m, không có khớp nối mở rộng và có lớp cách nước ở mặt thượng lưu, ứng với tổ hợp lực đặc biệt có động đất thì chiều sâu giới hạn bgh của vùng kéo ở phía thượng lưu cho phép lấy bằng bao nhiêu? |
d |
a. B/10 (B- chiều rộng mặt cắt tính toán). |
b. B/7,5 |
c. B/6. |
d. B/3,5. |
167 |
Khi tính ổn định chống trượt của đập trọng lực cần xét đến những mặt trượt nào sau đây? |
d |
a.Mặt tiếp giáp giữa công trình và nền. |
b. Mặt nằm trong nền, đi qua lớp kẹp yếu (nếu có). |
c. Mặt đi qua khe nứt nghiêng rỗng trong nền (nếu có). |
d. Tất cả các ý trên. |
168 |
Tính toán độ bền và ổn định của đập bê tông theo nhóm trạng thái giới hạn thứ nhất cần thực hiện với các nội dung nào sau đây? |
c |
a. Ổn định tổng thể của đập. |
b. Độ bền chung của công trình và ổn định cục bộ của các bộ phận công trình. |
c. Cả a và b. |
d. Cả a, b và độ mở rộng các khớp nối thi công. |
169 |
Hệ số an toàn nhỏ nhất cho phép về ổn định của công trình trong các điều kiện làm việc đặc biệt (tổ hợp đặc biệt) được xác định như thế nào? |
a |
a. Lấy giảm 10% so với tổ hợp cơ bản. |
b. Lấy tăng 10% so với tổ hợp cơ bản. |
c. Lấy giảm 5% so với tổ hợp cơ bản. |
d. Lấy như tổ hợp cơ bản. |